Học trong dự án Capstone

Một sinh viên viết cho tôi: “Dự án Capstone của em không tiến triển tốt. Chúng em phí thời gian vào tranh cãi lẫn nhau; tiến bộ của chúng em rất chậm và em thấy thất vọng. Em không chắc liệu em có cần Capstone chút nào không. Em không thấy ích lợi gì trong hoạt động này. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Capstone là dự án trường học cuối cùng trước khi tốt nghiệp nơi bạn thực hành điều bạn đã học trong ba năm qua để phát triển kĩ năng của bạn và nhân cách của bạn. Trong dự án Capstone, bạn học cách làm việc trong tổ cũng như giải quyết một số vấn đề kĩ thuật. Bạn học về thu nhận yêu cầu; phân tích nhu cầu của khách hàng; thương lượng với khách hàng; lập ưu tiên cho công việc; phân phối nhiệm vụ trong các thành viên tổ. Bạn cũng học lập kế hoạch dự án; chia nhỏ công việc lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn; xác định nỗ lực, thời gian và lịch biểu; kiến trúc hệ thông tin, thiết kế rồi xây dựng sản phẩm phần mềm thực tại cho khách hàng.

Có nhiều điều bạn sẽ học trong dự án Capstone nếu bạn chú ý. Bạn học cách trình bày khái niệm cho khách hàng; cách xây dựng tổ dự án; cách động viên tổ; cách thương lượng ưu tiên yêu cầu; cách quản lí thay đổi trong dự án. Nhiều điều sẽ xảy ra trong thời gian này và tác động lên tiến bộ của dự án. Bạn phải học cách giải quyết chúng để duy trì đà dự án. Điều bạn học và bạn học được bao nhiêu trong Capstone sẽ xác định ra kĩ năng tương lai của bạn cũng như nhân cách chuyên nghiệp của bạn.

Chẳng hạn, cái gì sẽ xảy ra nếu thành viên tổ bị ốm và không thể tham gia được trong nhiều tuần? Tổ có thể tái tổ chức lại công việc của họ để tiếp quản công việc của anh ta để giữ cho dự án tiếp diễn được không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai thành viên tổ bị ốm cùng lúc? Điều này tất yếu sẽ làm chậm dự án lại. Các thành viên tổ nên làm gì? Bằng việc học cách giải quyết vấn đề này, bạn phát triển kĩ năng tổ chức và quản lí. Điều gì sẽ xảy ra nếu một thành viên tổ không tham gia đầy đủ với tổ? Thành viên này thường đi muộn, bỏ họp tổ, phàn nàn về công việc, và chỉ trích người khác vì không chia sẻ thông tin? Làm sao bạn giải quyết được với thành viên như vậy? Bằng việc học cách giải quyết với những người khó khăn, bạn phát triển kĩ năng lãnh đạo của bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ước lượng rằng dự án cần mười tuần để hoàn thành nhưng khách hàng chỉ cho bạn sáu tuần? Bạn có chấp nhận thời hạn của khách hàng không? Bạn có bỏ qua vài hoạt động để làm cho dự án đáp ứng lịch biểu không? Bạn có phá huỷ chất lượng bằng việc bỏ qua pha kiểm thử không? Bạn có bỏ thiết kế và bắt đầu viết mã không? Bằng việc học cách giải quyết với lịch biểu rất chặt, bạn phát triển kĩ năng thương lượng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đến cuối từng pha, kết quả được đánh giá so với kế hoạch và nó không sánh đúng kế hoạch? Đây là chỗ bạn học rằng hiếm khi có được kết quả đáp ứng chính xác với bản gốc đã lập kế hoạch. Hoặc là bạn ước lượng sai hay các biến cố bất ngờ xảy ra mà yêu cầu tổ đi chệch khỏi kế hoạch. Đây là chỗ bạn học cách theo dõi tiến bộ và cải tiến kĩ năng lập kế hoạch của bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tổ không rõ ràng về liệu dự án là bản mẫu hay sản phẩm làm việc? Khách hàng mong đợi nhận được sản phẩm phần mềm, trong khi tổ dự án giả định rằng họ xây dựng bản mẫu. Làm sao bạn giải quyết được mong đợi khác biệt này? Đây là chỗ bạn học cách cải tiến kĩ năng phân tích yêu cầu và kĩ năng đặc tả của bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tổ cân nhắc rằng dự án được làm xong nhưng khách hàng không đồng ý. “Làm xong” có nghĩa gì với bạn? Triệu chứng của “Chín mươi phần trăm dự án đã được làm xong nhưng mười phần trăm cuối cùng có thể mất nhiều tháng để hoàn thành” là rất thông thường. Đây là chỗ bạn học về các biên giới của dự án và cải tiến kĩ năng lập kế hoạch dự án của bạn để cho dự án có thể được đóng, một khi nó đã đạt tới những biên giới này.

Xin nhớ cho rằng Capstone là thời gian dành cho bạn học và phát triển kĩ năng của bạn: Bạn đã dành vài năm thu nhận tri thức, bây giờ là lúc áp dụng nó vào “tình huống thực”. Đây cũng là lúc xây dựng kĩ năng mềm của bạn vì chúng là một phần nhân cách của bạn. Bạn có còn bình thản dưới tình huống căng thẳng không? Bạn có chấp nhận sai lầm của bạn không, hay bạn đổ lỗi cho ai đó? Bạn có sẵn lòng chấp nhận vai trò của bạn và chịu trách nhiệm cho điều bạn làm không? Có nhiều điều bạn có thể hỏi bản thân mình trong dự án Capstone. Câu trả lời của bạn và thái độ của bạn sẽ xác định nhân cách chuyên nghiệp tương lai của bạn. Khi bạn có tri thức sâu và đạo đức chuyên môn mạnh thì bạn có thể tiến lên nghề nghiệp tốt hơn, vị trí tốt hơn. Chỉ với thái độ đạo đức và chuyên nghiệp, bạn có thể làm những điều tốt cho công ti của bạn và cho xã hội. Bạn cần những kĩ năng và kinh nghiệm này để làm bản thân mình tiến bộ trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Điều thông thường là bạn sẽ phạm phải sai lầm, nhưng tôi thà thấy rằng bạn phạm sai lầm ở trường nơi bạn có thể học từ nó hơn là phạm sai lầm ở công ti nơi việc làm của bạn tuỳ thuộc vào bạn thực hiện tốt đến đâu.

Capstone là thời gian nơi bạn xây dựng nền tảng mạnh cả trong kĩ năng kĩ thuật và nhân cách. Theo ý kiến tôi, nhân cách là quan trọng hơn kĩ năng của bạn. Một kĩ năng kĩ thuật tốt mà không có nhân cách mạnh, không có đạo đức mạnh sẽ là thảm hoạ cho bất kì công ti nào và cho xã hội. Chúng ta đã thấy nhiều ví dụ về những người vô đạo đức trong công nghiệp tài chính và ngân hàng trong vài năm qua. Cho tới giờ khu vực công nghệ vẫn còn thuần khiết và tôi mong ước nó sẽ duy trì theo cách đó.

Capstone cho phép bạn làm việc với nhiều người vì bạn có nhiều điều để học từ nhau để phát triển nhân cách của bạn. Cách bạn hành động; cách bạn giải quyết với sức ép; cách bạn cộng tác; cách bạn chia sẻ thông tin; và cách bạn giúp đỡ lẫn nhau sẽ hình thành nên nhân cách chuyên nghiệp của bạn. Đây là lúc bạn học nhiều về kĩ năng mềm. Bạn phải học cách nói rõ ràng, trôi chảy nhưng cũng trung thực. Đừng bao giờ hứa hẹn điều bạn không thể giữ được. Đừng bao giờ dùng thông tin sai để có được điều bạn muốn. Nói chân lí một cách yên tĩnh và đừng bao giờ làm cái gì ngược lại lương tâm bạn. Bạn học khi nào nói ra ý kiến của bạn và khi nào giữ yên tĩnh. Nhớ rằng sự hài hoà của tổ là quan trọng và chia sẻ mục đích chung là chiều hướng. Đừng hành động như anh hùng; đừng kiêu căng vì không ai có thể thành công mà không có người khác. Bạn đang làm việc trong tổ và tổ là quan trọng hơn cá nhân.

Thường có mối lo âu liên quan tới liệu kết quả tốt nào có thể được tạo ra trong Capstone chút nào không. Chừng nào tổ còn tạo ra công việc tốt bằng việc chuyển giao phần mềm làm việc tốt và qua được mọi kiểm thử; khách hàng sẽ chấp nhận nó như một sản phẩm làm việc. Sau rốt, đây là dự án trường học và các thành viên tổ là sinh viên. Không ai mong đợi hoàn hảo ở đây. Đừng lo nghĩ quá nhiều về kết quả chừng nào bạn đã làm hết sức của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem