Học tích cực/2
Có khác biệt giữa cách sinh viên học ở Mĩ và ở châu Á. Khi tôi dạy trong vài vùng, tôi có thể thấy nhiều sinh viên ở Mĩ đã quen dùng “học tích cực” hay “phương pháp học qua hành” nhưng phần lớn sinh viên ở châu Á không quen. Nhiều người vẫn tham gia vào “học thụ động” và điều đó có thể là nhược điểm chính khi họ đi học ở nước ngoài hay làm việc trong công nghiệp.
Ngày nay công nghệ thay đổi rất nhanh chóng với nhiều tài liệu và có mọi tài liệu cho sinh viên học tập là không thể được. Để mở rộng tri thức của họ, phần lớn các giáo sư sẽ bổ sung thêm cho bài giảng bằng tài liệu đọc thêm phụ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên KHÔNG có thói quen tốt về việc đọc, đặc biệt là đọc các sách kĩ thuật vì họ muốn cái gì đó nhanh chóng, dễ dàng và rất ngắn. Làm cho sinh viên đọc các bài tập về đọc một cách nghiêm chỉnh KHÔNG phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cho dù đã được nói rõ ràng ngay từ đầu của lớp rằng điều đó được yêu cầu nhưng ít người coi điều đó là nghiêm chỉnh. Khi dạy ở châu Á, tôi thấy rằng nhiều sinh viên vẫn cố đọc môn học mà không làm việc đọc thêm, hay chỉ làm điều đó một cách hời hợt, chỉ ưu tiên cho kiểm tra. Về căn bản, họ KHÔNG sẵn sàng học mà chỉ được chuẩn bị để qua kì kiểm tra. Khi tôi hỏi, một số người trong họ trả lời: “Em đã đọc vài trang vài ngày trước,” “Em đã học bài trình bày PowerPoint rồi,” hay “Em chỉ học chương chính.”
Sẵn sàng cho phương pháp “học tích cực” yêu cầu cả nỗ lực từ sinh viên và giáo sư bởi vì nó cần làm việc nhiều hơn. Với giáo sư, “học tích cực” yêu cầu thảo luận với sinh viên về “Tại sao họ cần biết về tài liệu đó”, “Làm sao họ học chúng” và “Kết quả là gì”. Bằng việc hội tụ vào những điều này, giáo sư có thể động viên sinh viên trong học tập thay vì chỉ đọc bài giảng và cho phép họ ghi nhớ mọi điều để qua được kiểm tra. Những sinh viên tới lớp có chuẩn bị và tham gia tích cực trong lớp cần được thưởng và những người không có chuẩn bị cần phải chịu trách nhiệm. Thực hành đánh giá và tham gia trên lớp nên là yếu tố then chốt thay vì chỉ qua kì kiểm tra.
Với sinh viên, học tích cực KHÔNG phải là nghe và ghi nhớ mọi điều. Về nền tảng, Trách nhiệm học thuộc về một mình sinh viên. Để việc học xảy ra trong mọi môn học, sinh viên phải giữ vai trò tích cực trong qui trình này. Với mọi lớp, họ được trông đợi tới lớp 'đã có chuẩn bị' và 'sẵn sàng học,' điều yêu cầu họ 'đọc' và 'nghiên cứu' tài liệu đọc đã phân cho 'trước khi' lên lớp. Được chuẩn bị trước khi lên lớp cho phép họ xây dựng nền tảng tri thức trên đó việc học tập về sau sẽ được xây dựng nên. Cũng giống như nhà phải có móng chắc, việc đọc được yêu cầu là nền móng đó. Trong lớp, giáo sư KHÔNG đọc bài giảng mà thảo luận với sinh viên về cách họ học, làm sáng tỏ bất kì hiểu lầm nào hay cho các ví dụ để làm cho việc học được dễ dàng hơn. Bằng việc tham gia vào phong cách học này, sinh viên sẽ tham gia tích cực vào việc dùng logic và lập luận của họ để đề cập tới vấn đề và giải quyết vấn đề. Đây là kĩ năng được cần nhất trong công nghiệp và trong trường tốt nghiệp. Tôi đã thấy nhiều sinh viên có “điểm cao” học tốt năm đầu đại học ở nước họ nhưng không học được ở các năm tốt nghiệp ở Mĩ bởi vì sự khác biệt như vậy trong phong cách học tập.
Ở châu Á, tôi thường nghe thấy phàn nàn: “Chúng em có thực sự cần đọc mọi tài liệu không?” “Như thế nhiều quá.” “Thầy không thể tóm tắt nó cho chúng em được sao?” “Thầy nói cho chúng em phần nào sẽ trong bài thi đi?” Điều những sinh viên này muốn là đòi hỏi giáo sư giúp họ phần công việc vất vả về trích rút tài liệu từ các bài đọc và làm dễ dàng cho họ ghi nhớ. Tôi thường nhắc nhở các sinh viên rằng có những lí do quan trọng tại sao họ phải làm việc đọc được yêu cầu theo cách riêng của họ. Sau nhiều thảo luận, tôi thấy rằng nhiều sinh viên không biết cách trích rút thông tin từ bài đọc được yêu cầu vì họ vẫn có thói quen đọc mọi thứ và ghi nhớ mọi thứ. Sự kiện là nhiều người KHÔNG có thói quen đọc tốt vì họ đã quen ở trong các trường sơ cấp.
Tôi ngạc nhiên bởi sự kiện là ngày nay sinh viên châu Á dành nhiều thời gian xem phim, trò chơi video, và chat trực tuyến hơn bất kì sinh viên nào khác. Phần lớn KHÔNG đọc sách và nếu họ phải đọc, họ chỉ đọc lướt qua văn bản một cách nhanh chóng thay vì đọc kĩ. Các sinh viên bảo tôi rằng họ ưa thích internet bởi vì tài liệu có đầy hình ảnh, những câu chuyện đời thường thú vị và tin tức. Nhưng tôi thường tự hỏi liệu họ có thực sự học chủ đề trên internet hay bị sao lãng bởi các quảng cáo tinh ranh, các website xấu, và tài liệu khai thác dâm dục. Internet có thể là người thầy tốt, nếu bạn nghiêm chỉnh về học tập. Có nhiều tài liệu ở đó nếu bạn biết cách tìm chúng và học chúng. Tuy nhiên nó cũng có thể là người bạn rất tệ vì nó có thể ảnh hưởng tới bạn, làm sao lãng bạn khỏi việc học tập của bạn dễ dàng.
Nếu sinh viên học tập nghiêm chỉnh, dù từ tài liệu đọc được yêu cầu hay từ tài liệu trên internet trước khi lên lớp thì điều xảy ra trong lớp sẽ làm cho việc học thành thú vị hơn. Bằng việc có nền tảng và thảo luận tốt, sinh viên sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm then chốt và có khả năng tích hợp những khái niệm đó vào trong tri thức và kĩ năng riêng của mình. Họ sẽ học sự khác biệt giữa thảo luận được chuẩn bị tốt và không được chuẩn bị. Khi sinh viên đã đọc tài liệu trước khi lên lớp, việc thảo luận trong lớp sẽ trở nên phong phú và vui hơn, không chỉ cho giáo viên mà cho các sinh viên khác nữa. Về căn bản tới lớp được chuẩn bị kĩ và với tri thức nền tảng mạnh sẽ làm biến đổi sinh viên từ người học thụ động thành người học tích cực. Họ sẽ chấm dứt việc ghi nhớ mà bắt đầu tư duy phê phán. Logic và lập luận này sẽ thúc đầy việc học tốt hơn. Những điều này sẽ chuẩn bị cho họ việc học cả đời và làm họ sẵn sàng giải quyết bất kì vấn đề nào họ đối diện, ở trong công việc hay trong cuộc sống. Và đó là điều giáo dục nên là vậy.
Để chuẩn bị cho sinh viên của chúng ta trong thời kì thay đổi nhanh chóng này, tôi mạnh mẽ khuyến cáo nên để nỗ lực vào việc đọc và học trước khi lên lớp.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com