Học qua thảo luận trên lớp
Trong lớp của tôi ở CMU, phần lớn sinh viên đọc tài liệu trước khi tới lớp rồi tham gia vào trong thảo luận trên lớp nơi họ học bằng việc nghe người khác và bày tỏ quan điểm của họ. Tuy nhiên khi dạy ở châu Á, tôi thấy rằng phần lớn sinh viên hiếm khi đọc tài liệu trước khi lên lớp và họ thường ngồi yên thay vì tham gia vào trong thảo luận trong lớp. Khi tôi hỏi các giáo sư khác, họ bảo tôi rằng sinh viên được bảo phải tập trung vào bài giảng và ghi chép để qua được bài kiểm tra. Một giáo sư nói: “Họ được đào tạo theo phương pháp truyền thống này từ khi họ còn ở trường tiểu học và nó đã trở thành thói quen. Ở nước này, qua được kì thi là rất quan trọng. Sao bận tâm tới việc yêu cầu họ làm cái gì đó khác?”
Tôi không thích giải thích của ông ấy vì tôi muốn giúp họ thay đổi thói quen này. Tôi tin rằng việc học phải có tính tích cực, không thụ động. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, việc học nên dựa trên áp dụng tri thức, không phải là ghi nhớ tri thức. Cho nên tôi thấy một cách đơn giản để khuyến khích sinh viên học tích cực tài liệu và đồng thời, đạt tới mục đích của họ qua kì thi thông qua việc dùng “điểm phụ.”
Lúc bắt đầu môn học, tôi nói với sinh viên rằng họ có thể có được “điểm phụ” được dùng trong bài thi. Các điểm phụ này được cho trong thảo luận trên lớp nếu họ chứng tỏ hiểu biết của họ về môn học bằng việc giải thích rõ ràng quan điểm của họ trong các khu vực đặc biệt. Mỗi lần sinh viên trả lời một câu hỏi mà tôi hỏi hay thảo luận cái gì đó xứng đáng, tôi sẽ cho họ một điểm phụ, và sinh viên có thể dùng tối đa năm điểm cho mỗi bài kiểm tra. Tuy nhiên tôi chỉ cho “điểm phụ” một cách ngẫu nhiên và không nói cho họ ngày nào tôi sẽ áp dụng “điểm phụ” này cho nên họ phải được chuẩn bị mọi lúc.
Khi tôi áp dụng kĩ thuật này, tôi lo nghĩ rằng “điểm phụ” này có thể quá “trẻ con” với sinh viên đại học nhưng tôi ngạc nhiên là sinh viên phản ứng rất tốt với ý tưởng này. Trong vòng vài tuần, việc sinh viên tham gia trong lớp được cải tiến ngay lập tức và tiếp tục ngay cả vào những ngày tôi không cho điểm phụ. Tôi thấy rằng sinh viên được chuẩn bị nhiều hơn bằng việc đọc tài liệu trước khi tới lớp và sẵn sàng đóng góp cho thảo luận trên lớp. Họ chú ý nhiều hơn trong thảo luận trên lớp và sẵn sàng sửa cái gì đó sai. Đột nhiên cả lớp trở nên sống động với nhiều sinh viên hăm hở diễn đạt hiểu biết của họ vì mọi người đều muốn được “điểm phụ.” Tôi thấy rằng sinh viên châu Á rất có tính ganh đua và với “điểm phụ” này ngay cả sinh viên yên tĩnh cũng tham gia tích cực vì họ không muốn bị bỏ lại đằng sau khi mà bạn của họ có được điểm phụ mà có thể được cộng vào điểm thi hàng tuần. Khi sinh viên nhận ra rằng họ không học cái gì đó đủ tốt bằng việc không có được điểm phụ khi người khác có điểm phụ, họ đưa vào nhiều nỗ lực hơn và học chăm chỉ hơn để chắc rằng họ sẽ thắng trong thảo luận trên lớp kì tới.
Khi sinh viên có nhiều “điểm phụ” họ không lo nghĩ quá nhiều về bài kiểm tra. Họ có thể thấy rằng việc thu được điểm phụ là một “đảm bảo” rằng họ sẽ qua được mọi bài kiểm tra một cách dễ dàng thì sức ép về kiểm tra đột nhiên giảm đi. “Điểm phụ” là một chứng minh rằng họ biết tài liệu rõ mà không phải làm bài kiểm tra. Khi sức ép của việc qua kiểm tra không còn đó, tôi có thể cảm thấy rằng cả lớp tự tin hơn, cởi mở hơn cho học tập, được chuẩn bị hơn, chia sẻ nhiều hơn về hiểu biết của họ và nhiều sinh viên tích cực tham gia vào trong thảo luận. Đến cuối kì học mùa hè, nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ thích kĩ thuật này hơn là nghe bài giảng truyền thống. Họ không phải ghi nhớ nhiều vì họ học bằng việc tham gia, bằng cách diễn đạt, bằng cách lắng nghe và bằng cách sửa lẫn nhau. Tất cả họ đều cảm thấy rằng họ đã học nhiều qua thảo luận trên lớp và cảm thấy tự tin rằng họ thực sự biết tài liệu mới rõ ràng.
Trong ba năm qua, tôi đã áp dụng kĩ thuật đơn giản này để cải tiến sự tham gia của sinh viên ở nhiều nước châu Á – Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc với kết quả rất tốt. Trong khi điều đó có vẻ giống như “trò chơi trẻ con” với vài giáo sư, nó có tác dụng tốt và phần lớm sinh viên đều thích nó.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com