Học những điều mới
Việc học cả đời là nhiều hơn chỉ bắt kịp được với tri thức công nghệ. Bạn cũng học từ kinh nghiệm và từ việc phạm sai lầm. Nhiều sinh viên tin bằng học tập công nghệ mới nhất sẽ là đủ nhưng khi bạn trưởng thành già hơn và tiến lên trong nghề nghiệp, bạn sẽ học nhiều điều hơn mà có thể chẳng liên quan gì tới công nghệ. Về căn bản, bạn đang trưởng thành và trở nên trí huệ hơn.
Khi bạn còn trong đại học, bạn học từ thầy, từ sách, từ việc đọc bài và làm bài tập ở nhà và bạn phát triển tri thức về một chủ đề đặc thù. Đây là điều bạn biết và bạn giỏi. Tri thức và bằng cấp bạn thu được giúp cho bạn kiếm việc làm. Tuy nhiên tri thức hàn lâm này là không đủ để giúp bạn trong bước tiếp. Trong công việc, bạn cần áp dụng tri thức vào cái gì đó có giá trị. Chỉ qua hành động làm nó, bạn phát triển kĩ năng của bạn. Đó là kĩ năng giữ cho bạn còn ở trong việc làm đó và giúp bạn tiến bộ trong nghề nghiệp. Bằng việc liên tục học tri thức mới và áp dụng nó, bạn đang cải tiến kĩ năng của bạn và tiến vào những chức vụ cao hơn.
Tuy nhiên các kĩ năng làm cho bạn được thăng cấp không phải là kĩ năng mà bạn cần để thành công trong bước tiếp.
Đây là sự kiện quan trọng mà nhiều người không hiểu. Điều tốt nhất bạn học với nhiều năm kinh nghiệm là năng lực của bạn "Biết điều bạn không biết." Là người có kinh nghiệm bạn biết những điểm mạnh và yếu của riêng bạn. Bạn học dựa trên người khác vì họ đem tới kĩ năng nào đó mà bạn không có. Nhiều người tin rằng vì họ thành công và vào chức vụ quan trọng, họ biết mọi thứ. Đây là chỗ những người quản lí phạm sai lầm. Đây là chỗ những người lãnh đạo ra quyết định sai. Người quản lí giỏi nhất và người lãnh đạo giỏi nhất là người hiểu sự kiện này. Họ biết điều họ không biết cho nên họ dựa vào những người có tri thức và kĩ năng nào đó mà họ không có. Họ phụ thuộc vào những người đó để giúp cho họ ra quyết định. Ngược lại, người quản lí kiêu căng, không biết nhược điểm của họ và cách nhìn giới hạn của họ sẽ phạm sai lầm và không bao giờ tiến bộ gì thêm nữa, một số người thậm chí còn chấm dứt nghề nghiệp của họ. Việc học cả đời nghĩa là học kĩ năng mới để thành công ở vị trí tiếp, kể cả việc biết giới hạn của bạn, biết điều bạn không biết và ra quyết định đúng để sửa nó.
Tuy nhiên kĩ năng này là không đủ để đưa bạn sang bước tiếp.
Bước tiếp là về có tâm trí cởi mở. Việc học cả đời nên đưa người ta tới phát triển sáng suốt trong khả năng “Không biết điều bạn không biết.” Đây là điều triết gia Hi Lạp Socrates gọi là “việc mù của người lãnh đạo”. Ông ấy viết: “Người lãnh đạo thực sự phải có khả năng hiểu "việc mù″ của mình bằng tương tác với người khác trong cuộc truy hỏi, đặt câu hỏi với những quyết định nào đó, phân tích bằng tâm trí cởi mở về những ý kiến mà có thể không gióng thẳng với ý kiến riêng của người đó.” Theo kiến của tôi, bạn chỉ có thể làm được điều này bằng việc có tư duy sâu sắc và sâu lắng với bản thân bạn để học điều mới. Việc học sâu sắc xuất hiện trong cuộc đối thoại nơi bạn có thể nhìn vào luận cứ từ quan điểm của người khác và thấy cách họ đi tới kết luận của họ, cho dù những thông tin mới này có thể mâu thuẫn với bạn.
Khi bạn đang trong thảo luận nơi từng thành viên tổ có ý kiến riêng của họ, bạn có cơ hội để phát triển việc học mới. Bạn học phân biệt giữa sự kiện và diễn giải và cách người khác đi tới suy luận của họ. Đây là những điều quan trọng mà bạn phải học. Khi điều này xảy ra, nó sẽ mở ra những khả năng mới cho bạn. Bây giờ bạn đã làm lộ ra việc mù của bạn, và việc học sâu sắc đã xuất hiện. Đây là điều người Hi Lạp gọi là "tri thức trí huệ".
Làm sao bạn đi vào trong bước tiếp?
Bản chất cho việc học cả đời là lắng nghe với tâm trí cởi mở. Kĩ năng lắng nghe thường bị bỏ qua trong thế giới kinh doanh ngày nay. Mọi người đều muốn là người trình bày, người làm việc nói, người có ý kiến mạnh, người có tiếng nói lớn. Có nhiều môn học về kĩ năng trình bày hay nói cho công chúng nhưng không có mấy về lắng nghe và học tập. Người lãnh đạo lớn thường không phải là người làm việc nói nhưng là người làm việc lắng nghe. Đây là chỗ người lãnh đạo có tâm trí cởi mở hiểu điều người khác nói mà không móc nối nó với cách nó có thể khớp với kết luận của người đó. Nếu bạn có thể phát triển kĩ năng này, bạn sẽ làm tốt, hơn rất nhiều người khác và có thể đạt tới vị trí cao nhất có thể được. Bằng việc lắng nghe ý kiến khác, bạn có thể học những điều mới, ý tưởng mới, suy luận mới, và bạn có thể đi tới sáng suốt mới như: “Mình chưa bao giờ nghĩ về nó theo cách đó. Nó có thể tốt hơn cách nghĩ của mình.”
Đây là điều tôi tin về học cả đời là gì.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com