Học ngôn ngữ lập trình

Một sinh viên viết cho tôi: “Thầy viết trong blog của thầy rằng mọi sinh viên, bất kể họ học cái gì, đều cần biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Em học quản trị kinh doanh nhưng muốn học về lập trình máy tính. Em bắt đầu thế nào và em nên học ngôn ngữ nào? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Ngày nay, biết ngôn ngữ lập trình là quan trọng, đặc biệt trong công nghiệp kinh doanh. Nhiều công việc kinh doanh sẽ sớm được tự động hoá bằng việc dùng công nghệ để tăng hiệu quả của nó. Để có việc làm trong ngành công nghiệp này trong tương lai gần, em cần có kĩ năng lập trình. Em có thể học các môn lập trình ở đại học hay học trực tuyến. Trong vài năm qua, có nhiều môn học trực tuyến dạy lập trình mà em có thể chọn. Tuy nhiên, để bắt đầu em sẽ cần đọc nhiều hơn về nhu cầu của công nghiệp kinh doanh rồi tìm các môn học trực tuyến và các bài học khớp cho nhu cầu đó. Học ngôn ngữ lập trình cần thời gian cho nên đừng thất vọng nếu em không học tốt trong vài tuần đầu.

Image: Internet

Vì có nhiều ngôn ngữ lập trình, em cần chọn ngôn ngữ có liên quan tới loại việc làm em muốn làm trong tương lai vì với từng kiểu việc làm, có những ngôn ngữ lập trình nào đó liên kết với chúng. Chẳng hạn, nếu em muốn làm việc trong khu vực tài chính, hay thị trường chứng khoán, em cần học Python hay Java vì nhiều việc phân tích dữ liệu và trinh sát doanh nghiệp đang dùng các ngôn ngữ này. Nếu em làm việc trong ngân hàng và kinh doanh trực tuyến, em có thể cần biết Java và JavaScript v.v. Điều quan trọng với em là làm kế hoạch khảo cứu và đi theo nó để phát triển kĩ năng của em. Em cần quyết định thời gian nào em sẽ chuyên học khái niệm và bao nhiêu thời gian em sẽ viết mã. Thầy khuyên rằng em học mọi ngày ít nhất một giờ hay hơn, học từ MOOCs, viết mã v.v. Cho dù em vẫn đang học các môn học khác trong trường, em vẫn cần tìm ra thời gian để học viết mã. Điều quan trọng là đi tới với bản kế hoạch và bám theo nó. (tức là, duy trì hội tụ vào việc viết mã, bắt đầu với cái gì đó dễ dàng để chắc nó làm việc rồi đi tiếp.) Phải chắc không cái gì có thể ngắt quãng em khi em viết mã. Điều đó có nghĩa là cất điện thoại của em sang một bên, không kiểm Facebook và email… v.v.

Lúc ban đầu, em có thể cảm thấy bị tràn ngập hay sợ sệt. Nhưng qua thời gian, em sẽ làm tốt khi em thấy kết quả đầu tiên. Học viết mã bao giờ cũng khó lúc ban đầu nhưng khi mà em vượt qua những khó khăn này, em sẽ trở nên được động viên hơn để tiếp tục. Cũng vậy, bao giờ cũng nhớ trong tâm tại sao em học nó. Em muốn có những kĩ năng mà có thể mở ra nhiều cơ hội và việc làm được trả lương tốt hơn cho tương lai của em.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem