Học Khoa học và Công nghệ

Nền kinh tế toàn cầu đang tăng tốc vì công nghệ như phương tiện xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn và tính toán mây - Social Media, Mobility, big data Analysis and Cloud computing (SMAC) điều dẫn tới nhu cầu cao về công nhân công nghệ. Có thiếu hụt trầm trọng người tốt nghiệp với những kĩ năng này trên khắp thế giới mà sinh viên và gia đình họ nên biết để cho họ có thể lập kế hoạch nghề nghiệp của họ và lựa chọn đúng lĩnh vực học tập có thể giúp họ thành công.

Tôi thường khuyên sinh viên đừng làm quyết định về lĩnh vực học tập của họ nếu không có thông tin rõ về thị trường việc làm tương lai. Nhưng ngay cả trong Thời đại thông tin này, nhiều sinh viên và gia đình của họ vẫn làm quyết định dựa trên thông tin lỗi thời hay dựa trên xu hướng quá khứ thay vì xu hướng tương lai.

Tất nhiên, dễ bảo sinh viên chọn nghề nghiệp của họ dựa trên điều họ thích, điều họ giỏi, và điều là quan trọng với họ. Nhưng bao nhiêu sinh viên biết họ muốn gì trong nghề nghiệp của họ? Bao nhiêu sinh viên đại học sớm lập kế hoạch nghề nghiệp của họ? Bao nhiêu người trong số họ có thể phân biệt được giữa nghề nghiệp và việc làm? Một số sinh viên lựa chọn lĩnh vực học tập ở đại học dựa trên điều họ đã học tốt ở trung học. Giỏi về cái gì đó ở trường trung học không có nghĩa là họ sẽ tận hưởng việc học nó ở đại học hay cho phần còn lại của đời họ. Điều họ giỏi ở trung học chỉ giúp họ biết điều họ thích và không thích, nhưng nó không thể giúp được họ trong nghề nghiệp tương lai. Điều họ giỏi trong trường phổ thông có thể thay đổi khi họ vào đại học. Điều họ thích ở trung học có thể không là cùng điều họ thích khi họ trở thành người lớn.

Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, những lĩnh vực học tập tốt nhất là khoa học và công nghệ, nhưng sinh viên thường thấy những lĩnh vực này khó. Lí do là học công nghệ yêu cầu cách học khác với các môn học khác. Những sinh viên quen ghi nhớ, học nhồi nhét, và học thụ động sẽ không học công nghệ tốt. Phương pháp giáo dục truyền thống hội tụ phần lớn vào “cái gì” nhưng học công nghệ yêu cầu sinh viên biết “làm thế nào” - cách học và cách áp dụng điều họ đã học. Chẳng hạn, làm sao dùng máy tính lần đầu tiên là khó nếu bạn không có máy tính ngay trước bạn. Bạn không thể học viết mã chỉ bằng việc đọc sách hay nghe bài giảng. Bạn phải học bằng việc làm nó, bằng việc phạm sai lầm, bằng việc học từ sai lầm trước khi bạn có thể làm tốt nó. Đó là lí do tại sao “học qua hành” là phương pháp tốt hơn để dạy khoa học và công nghệ. Trong phương pháp này, sinh viên sẽ học cách làm một việc bằng cách tuân theo một tập các nhiệm vụ, bắt đầu với cái gì đó dễ dàng rồi dần dần đi lên tới những nhiệm vụ khó hơn cho tới khi họ phát triển các kĩ năng. Sinh viên bỏ lỡ hay bỏ qua một nhiệm vụ nên được phép lặp lại nó cho tới khi họ làm nó tốt; bằng không họ sẽ không phát triển kĩ năng được cần để liên tục học tập. Không làm chủ kĩ năng, họ sẽ lẫn lộn, thất vọng và thậm chí bỏ học.

Vấn đề hiện thời là nhiều thầy giáo sợ rằng họ không thể hoàn thành giáo trình nếu họ để nhiều thời gian hơn cho sinh viên phát triển kĩ năng của họ. Nhiều thầy giáo vội vàng hoàn thành mọi môn học theo sách giáo khoa thay vì chú ý tới việc học của sinh viên. Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên cảm thấy rằng khoa học và công nghệ là quá khó với họ và thường từ bỏ.

Vấn đề này đáng ra phải được đề cập tới vì việc dạy khoa học và công nghệ là rất quan trọng trong thế kỉ 21. Khoa học và công nghệ là nền tảng cho phát kiến tương lai mà có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vì người tốt nghiệp trong các lĩnh vực này bao giờ cũng nhận được việc làm tốt. Trong thời kinh tế toàn cầu này, nơi cạnh tranh là dữ dội, mọi nước đều cần có lực lượng lao động có kĩ năng trong khoa học và công nghệ. Bằng việc có chương trình khoa học và công nghệ tốt hơn, bằng việc dùng phương pháp dạy tốt hơn, bằng việc chú ý hướng dẫn sinh viên, và bằng việc thúc đẩy khoa học và công nghệ chúng ta có thể phát triển thế hệ mới những người tốt nghiệp đại học nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ để đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com