Hướng dẫn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục

Hướng dẫn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục

Quản lí nghề nghiệp là quá trình cả đời cần bắt đầu sớm nhất có thể được nhưng hiện thời phần lớn các trường không cung cấp hướng dẫn về quản lí nghề nghiệp. Với nhiều sinh viên, nghề nghiệp là cái gì đó được xét tới SAU KHI được tốt nghiệp, điều có thể giải thích tại sao có nhiều người tốt nghiệp không có việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là cái gì đó được dạy cho người bị thất nghiêp để tìm ra việc làm mà nên được dạy cho mọi sinh viên để làm quyết định đúng TRƯỚC KHI vào đại học. Mọi sinh viên đều phải tự hỏi bản thân mình về việc chọn lĩnh vực học tập nào? Môn học nào cần hội tụ vào? Họ nên vào đại học hay vào trường hướng nghề, hay chỉ đi làm? Đại học nào sẽ là tốt nhất cho nghề nghiệp của họ? Tất cả những chọn lựa này có hệ quả lớn lên tương lai của họ và nên được dạy sớm để giúp cho họ làm quyết định đúng.

Ở một số nước, quyết định nghề nghiệp thường được phụ huynh của sinh viên làm nhưng nhiều phụ huynh không có đủ thông tin để hướng dẫn cho con cái họ. Một số phụ huynh đặt lời khuyên của họ trên kinh nghiệm của họ hay trên quá khứ thay vì tương lai. Nhiều người không xét tới mối quan tâm hay năng lực của con cái họ mà dựa trên suy nghĩ ước muốn riêng của họ. Vài năm trước, một người cha của sinh viên nói với tôi: “Sao bận tâm tới lập kế hoạch nghề nghiệp, cứ học y khoa, nha khoa và dược khoa thì mọi thứ sẽ tốt.” Tôi hỏi ông ấy: “Đây toàn là chọn lựa tốt nhưng những lĩnh vực này rất có tính chọn lọc. Điều gì xảy ra nếu sinh viên không vào những trường này? Họ có thể làm được gì khác?” Người cha im lặng rồi trở nên giận: “Làm sao thầy có thể nói điều đó được? Con tôi thông minh và chúng sẽ vào vào được.”

Sinh viên thường hỏi tôi: “Em không có chọn lựa; bố mẹ em muốn em học lĩnh vực này hay lĩnh vực kia.” Tất nhiên mọi phụ huynh đều có ‎ý định tốt vì họ muốn điều tốt nhất cho con cái họ nhưng lập kế hoạch nghề nghiệp KHÔNG phải là ước muốn hay ước mơ. Nó phải thực tế dựa trên xu hướng thị trường việc làm và tuỳ theo sự quan tâm, năng lực của sinh viên. Nó cũng phải bao gồm bản kế hoạch thay thế khi mọi sự không làm việc. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp nên bắt đầu từ sinh viên, họ phải đánh giá mối quan tâm của họ, đam mê của họ, năng lực của họ rồi cố gắng đối sánh chúng với nhiều lĩnh vực học tập để làm hẹp lại vài khu vực mà họ muốn học. Đây là lúc sinh viên nên học về bản thân họ, về những điểm mạnh và yếu của họ và nên là gì để được độc lập, đặt ra tiến trình cho tương lai của họ. Họ phải đánh giá lĩnh vực học tập ưa thích của họ với thị trường việc làm và xu hướng công nghiệp để xác định tính thực tiễn cũng như cơ hội trước khi làm hẹp lại lĩnh vực mà họ muốn học. Có tất cả những thông tin này, họ nên thảo luận với bố mẹ họ, các cố vấn nhà trường về hướng dẫn thêm trước khi làm quyết định chung cuộc.

Ngay cả với nhiều thông tin sẵn có trên Internet ngày nay, nhiều sinh viên vẫn vào đại học mà không chắc chắn về lĩnh vực học của họ. Nhiều người chọn cái gì đó dựa trên ước muốn của bố mẹ họ thay vì năng lực riêng của họ và đó là lí do tại sao một số người không học tốt trong trường. Có phương hướng rõ ràng về nghề nghiệp của mình là quan trọng vì một số lĩnh vực yêu cầu nhiều chuẩn bị. Nếu họ không có nền tảng vững, họ có thể tụt lại sau và không thể theo kịp. Một số lĩnh vực như khoa học và kĩ nghệ yêu cầu các môn học phải được học theo trật tự. Bỏ lỡ hay không học được vài môn học trong năm thứ nhất nghĩa là sẽ mất thời gian lâu hơn để hoàn thành bằng cấp này.

Bằng việc biết nghề nào họ muốn theo đuổi, lĩnh vực nào họ muốn học TRƯỚC KHI vào đại học sẽ giúp cho họ chọn trường đúng. Có nhiều đại học, từng đại học đều có chương trình riêng của họ và tri thức chuyên gia của các thầy trong khoa và một số trường là tốt hơn các trường khác. Việc lựa chọn lĩnh vực học tập đúng, đại học đúng là cách tốt nhất để đảm bảo thành công nghề nghiệp. Phần lớn các thầy giáo đều làm việc tốt trong truyền thụ tri thức của họ cho sinh viên nhưng họ thường không chú ‎ý tới nghề nghiệp của sinh viên hay cái gì xảy ra trong thị trường việc làm. Nhiều thầy giáo chỉ dành chút thời gian để giúp sinh viên nghĩ về cơ hội nghề nghiệp nào là sẵn có, hay cách quyết định nghề nào cần phát triển. Mặc cho khối lượng thời gian mà sinh viên dành ra ở trường, chút ít thời gian nên được dành cho suy nghĩ về tri thức của họ có thể được áp dụng thế nào sau khi họ tốt nghiệp. Không có hướng dẫn nghề nghiệp thích hợp nhiều trường vẫn đang cung cấp “giáo trình hàn lâm” thiếu liên quan tới thị trường việc làm và liên quan tới bản thân sinh viên. Không có hướng dẫn nghề nghiệp, sinh viên có thể vật lộn với nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp.

Là thầy giáo và nhà giáo dục, chúng ta nên nghĩ về chỗ của giáo dục nghề nghiệp bên trong hệ thống giáo dục của chúng ta vì nghề nghiệp là quan niệm mạnh nên được đặt vào trung tâm của giáo dục thay vì bổ sung vào như một lời giải thích về sau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com