Giáo sư và việc dạy

Giáo sư và việc dạy

Một người bạn bảo tôi: “Tôi không biết điều gì xảy ra cho sinh viên đại học của tôi ngày nay. Dường như là nhiều người KHÔNG muốn học cái gì cả. Chúng ta đã lớn lên trong thời khó khăn khi việc vào đại học là đặc quyền. Ngày nay sinh viên không biết họ được may mắn thế nào để có cơ hội tốt như thế.”

Vì anh ấy là một giáo sư cho nên tôi bảo anh ấy: “Là một giáo sư, bạn cần biết tại sao sinh viên KHÔNG muốn học? Nếu bạn biết lí do thì bạn có thể cải thiện việc học của họ. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, có vài lí do:

Nếu sinh viên nghĩ họ KHÔNG THỂ học được, họ sẽ chống lại mọi nỗ lực làm cho họ học. Có thể họ đã KHÔNG học tốt trong lớp cho nên họ nghĩ rằng họ KHÔNG đủ THÔNG MINH để học đại học. Đây là nhân tố tâm lí dựa trên kinh nghiệm quá khứ dẫn tới “tự nhận thức tiêu cực về mình”. Với những sinh viên này, dũng cảm là rất quan trọng. Họ có thể cần giúp đỡ thêm và một số thành công nhỏ để “nâng cao” tự nhận thức về mình của họ. Với các sinh viên không tự tin, sợ học tập, giáo sư có thể giúp đỡ bằng việc tạo ra vài tình huống học tập trong đó họ có thể đạt tới một số thành công sớm trong môn học. Có thể vài bài tập “tương đối dễ” để làm cho họ bắt đầu, một khi họ có đà thì bạn có thể chuyển tới chiều hướng thông thường.

Nếu sinh viên thấy rằng tài liệu trong lớp là KHÔNG ích lợi cho họ, họ sẽ KHÔNG quan tâm tới việc học. Trong trường hợp này, giáo sư có thể cần giải thích lí do tại sao sinh viên cần biết tài liệu. Cách tốt nhất là giải thích ích lợi ngay từ đầu từng bài học. Chẳng hạn: Bằng việc hiểu bài học này, bạn có thể làm XYZ hay bằng việc có tri thức này, bạn sẽ có khả năng làm việc như (một nghề) v.v. Giáo sư có thể cho sinh viên một số bài nghiên cứu chuyên hoàn cảnh hay ví dụ cuộc sống thực để học tài liệu và giải thích rõ ràng tại sao cái gì đó là quan trọng, tại sao nó có liên quan, và tại sao sinh viên cần biết.

Nếu sinh viên thất vọng trong lớp, có thể là họ KHÔNG hiểu nội dung. Có thể họ bị tràn ngập bởi quá nhiều tài liệu, có thể mục tiêu là không quen thuộc hay quá trừu tượng, có thể việc chuyển giao tài liệu theo nhịp nhanh làm cho họ không theo kịp. Trong trường hợp này, giáo sư có thể làm chậm lại nhịp độ. Để chút thời gian ôn tập lại tài liệu, giải thích các khái niệm nền tảng để xây dựng lại niềm tin của sinh viên trước khi tiếp tục sang chủ đề tiếp. Đôi khi, sinh viên cần “nghỉ giải lao” để giảm “căng thẳng”. Là giáo sư, chúng ta cảm thấy nghĩa vụ phải hoàn thành toàn bộ tài liệu môn học theo thời khoá biểu mà nhà trường đã chỉ đạo. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể làm một số thay đổi bằng việc tập trung vào vài khái niệm quan trọng bao quát mọi thứ.

Nếu sinh viên dường như không thoải mái trong học tập, có thể họ sợ thất bại. Sinh viên thích học từ điều họ quen thuộc thay vì đi vào cái gì đó mới. Họ ưa thích giữ quan điểm nào đó bởi vì họ quen thuộc và chống lại việc đi sang cách học mới. Chẳng hạn, họ KHÔNG thích làm việc tổ nhưng ưa thích công việc cá nhân. Họ KHÔNG thích “học tích cực” nơi họ phải làm nhiều việc đọc thêm mà ưa thích “học thụ động” bằng việc chờ đợi giáo sư đọc bài giảng và bảo họ điều cần làm. Có lần một sinh viên trong lớp tôi nói: “Em ghét thảo luận trên lớp!” Tôi hỏi “Tại sao?” Anh ta giải thích: “Em không thể ghi chép được trong thảo luận. Em có thể viết ra cái gì?” Anh ta thuộc kiểu người ghi chép, người viết ra mọi thứ. Chống đối của anh ta là: phong cách học tập mới là kì dị với phong cách học của anh ta và cách anh ta học. Trong tình huống này, giáo sư sẽ cần giải thích ích lợi của cách tiếp cận dạy học mới và chuyển dần từ phong cách này sang phong cách khác để cho sinh viên có thời gian điều chỉnh.

Đôi khi, sinh viên KHÔNG muốn học bởi vì họ KHÔNG thích giáo sư. Đây là nhạy cảm chủ quan và thảo luận về nó không phải là điều dễ chịu đặc thù. Dù bất kì lí do gì, bất kể nó đúng hay sai, đôi khi sinh viên không thích một giáo sư đặc biệt và đó là xung đột gây ra việc chống lại học tập.

Tất nhiên, KHÔNG AI có thể giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, giáo sư có thể giải quyết một cách có tính xây dựng hơn đối với việc chống lại học tập nếu họ chấp nhận sự kiện là sinh viên không thể bị buộc phải học bất kì cái gì. Điều giáo sư có thể làm là hiểu nguyên nhân và làm việc cùng sinh viên để tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho phép việc học tập xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com