Giáo dục và việc làm
Một sinh viên viết cho tôi sau khi đọc bài blog về "Tranh cãi giáo dục" và hỏi ý kiến tôi liệu giáo dục có nên được móc nối với việc làm không.
Câu trả lời của tôi: Giáo dục là quá trình phát triển tri thức để có tư cách đúng và thu nhận năng lực kĩ năng. Bạn có thể thấy cụm từ "tư cách đúng" ở phía trước "năng lực kĩ năng" bởi vì giáo dục chịu trách nhiệm cho phát triển các nhân có trách nhiệm, đạo đức, luân lí trước hết. Những người này đến lượt thu nhận tri thức và tạo ra một xã hội coi trọng các nguyên lí này. Chỉ bằng việc có con người đạo đức, luân lí và kĩ năng mà tiến bộ xã hội có thể được đạt tới. Nói cách khác, giáo dục tạo ra công dân có trách nhiệm, những người đóng góp cho việc tạo ra giàu có cho đất nước. Có nhiều điều nữa trong giáo dục hơn chỉ là kiếm việc làm.
Hiện thời một số sinh viên đang tập trung chỉ vào khía cạnh kinh tế để kiếm việc làm tốt hơn về khía cạnh tài chính thay vì thu nhận tri thức và kĩ năng để làm lợi cho họ trong cả đời họ. Nếu tiền là mục đích duy nhất, một số người sẽ làm bất kì cái gì, kể cả gian lận, sao chép, và bất kì hành vi phi đạo đức nào chỉ để có được bằng đại học. Họ tin rằng tấm bằng sẽ cho họ điều họ muốn. Trong trường hợp đó, mục đích thực của giáo dục thất bại.
Khi giáo dục không có khả năng đáp ứng cho nhu cầu của mọi người và xã hội của nó mà chỉ vì các mục tiêu tài chính thì điều đó có thể trở thành thảm hoạ. Chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ đã xảy ra trên khắp thế giới. Chẳng hạn, ở châu Phi tài nguyên tự nhiên đang tan biến nhanh chóng chỉ để đạt tới nhu cầu tài chính cho vài người. Chúng ta có thể thấy mọi người bóc lột nhau ở mọi nước. Chính do tham của vài người chủ ngân hàng và người đầu cơ tài chính Mĩ đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và tất nhiên còn nhiều nữa. Bằng đại học có thể giúp một người kiếm được việc làm nhưng không có đạo đức và trách nhiệm, một số người có thể dùng chức vụ của họ vì sự vị kỉ của riêng họ thay vì đóng góp cho xã hội. Để tránh vấn đề này, hệ thống giáo dục phải hội tụ vào tính toàn bộ của cá nhân bằng việc nhấn mạnh nhiều hơn vào giá trị, trách nhiệm và quyền công dân. Tri thức kĩ thuật là quan trọng trong môi trường ngày nay nhưng giáo dục không phải là về dạy kĩ thuật hay giúp cho sinh viên kiếm được việc làm mà phải nhiều hơn thế nhiều.
Ngày nay một số sinh viên tới trường với một mục đích duy nhất: Kiếm việc làm, bất kì việc gì. Nhiều người phàn nàn rằng điều họ học chẳng liên quan gì tới việc giúp cho họ kiếm việc làm và giáo dục nên được móc nối với thị trường việc làm. Câu hỏi là: Trong trường hợp đó, chúng ta có nên trách hệ thống giáo dục không? Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào tình huống này chúng ta có thể thấy rằng giáo dục không phải duy nhất đáng trách. Khi vào đại học, sinh viên có nhiều chọn lựa để chọn học cái gì. Nhiều sinh viên không theo xu hướng thị trường để biết việc làm nào là nóng và nhu cầu thị trường việc làm là gì. Họ cứ học bất kì môn nào, học bất kì lĩnh vực nào dễ dàng để cho họ không phải học tập vất vả. Nhiều người bỏ lớp, nhiều người gian lận trong các kì thi và không thu được mấy tri thức. Thay vì được giáo dục, họ chỉ muốn bằng cấp. Đó là lí do tại sao số sinh viên tốt nghiệp nhưng thất nghiệp đang tăng lên cả ở các nước đã phát triển lẫn đang phát triển.
Tất nhiên, cũng có nhiều hệ thống giáo dục lạc hậu. Chúng là sản phẩm của hệ thống thuộc địa nơi sinh viên được cổ vũ cạnh tranh nhưng chỉ vài người được chọn qua các kì thi nghiêm ngặt. Thay vì phát triển con người tri thức và có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu của đất nước, chúng chỉ tạo ra vài người ưu tú để làm việc cho chính quyền thuộc địa. Hệ thống đó phải thay đổi. Ngày nay, các chương trình đào tạo tốt vẫn còn thiếu ở nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển. Ở những chỗ đó, sinh viên được dạy chủ yếu về lí thuyết với sách được viết từ nhiều năm trước. Không có cải tiến lớn một số lĩnh vực học tập là vô mục đích và đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm thích hợp. Tôi tin rằng khi thời gian thay đổi, nhu cầu cũng thay đổi, và giáo dục nên được thay đổi tương ứng với nhu cầu của xã hội.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com