Giáo dục trẻ em

Giáo dục trẻ em

Tuần trước, đã có vài bài báo trên các báo chí nói về các môn học công nghệ thông tin và việc vứt bỏ các môn “không cần thiết” của chương trình giáo dục ở một số nước. Đặc biệt hơn, chính phủ Ấn Độ đã đặt mua hàng trăm nghìn máy tính bảng để đưa vào trường tiểu học cho trẻ em có thể học về lập trình ở lứa tuổi sớm. Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy việc dạy khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, xuống các trường tiểu học. Dường như cả hai nước đang chuẩn bị để cạnh tranh dữ dội trong khu vực công nghệ. Câu hỏi là: Đây có phải là ý tưởng hay để bắt đầu đào tạo công nghệ cho trẻ em ở lứa tuổi sớm không?

Một sự kiện là kĩ năng và nhân cách của mọi người xác định thành công của doanh nghiệp. Thành công của nhiều doanh nghiệp xác định ra sự thịnh vượng của nền kinh tế. Thịnh vượng của kinh tế xác định ra sức mạnh của quốc gia. Sức mạnh của quốc gia tác động lên thế giới. Do đó, nền tảng của bất kì quốc gia nào cũng đều được xác định bởi việc phát triển của mọi cá nhân bên trong nước đó. Kết quả là giáo dục và đào tạo cá nhân, từ tiểu học tới đại học, là mấu chốt để xây dựng một nước có nền kinh tế mạnh và thịnh vượng.

Các nhà khoa học đã thấy rằng mọi trẻ em được sinh ra đều có khả năng học vì tất cả chúng đều có các tế bào não nhưng không có “mạch” kết nối chúng. Chính “mạch” của não xác định ra kĩ năng, nhân cách cá nhân mà cá nhân này dùng để giải quyết với môi trường. Những “mạch” này đang phát triển trong đáp ứng với các yếu tố môi trường như giáo dục, tương tác xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Các hoàn cảnh thù nghịch như sỉ nhục, quên lãng và bạo hành thường nảy sinh trong não trẻ em được “kết nối” với tình huống như vậy. Ít hay nhiều, kĩ năng và nhân cách của cá nhân có nguồn gốc trong phát triển từ thời thơ ấu sớm. Bằng việc đầu tư vào giáo dục và phát triển, và qua sự trưởng thành của cá nhân, từ trẻ mới sinh tới người lớn, có thể tạo ra công dân được giáo dục cao và có năng lực của ngày mai. Do đó, cải tiến trong giáo dục phải bắt đầu sớm trong vườn trẻ và trường tiểu học để có hiệu quả.

Vào đầu những năm 1970, Dorothy Nolte một nhà khoa học, đã quan sát rằng giáo dục thời thơ ấu sớm là mấu chốt cho phát triển cá nhân. Bà ấy viết: “Nếu trẻ em sống với phê phán, chúng học kết án. Nếu trẻ em sống với thù địch, chúng học tranh đấu. Nếu trẻ em sống với sợ hãi, chúng học e sợ. Nếu trẻ em sống với thương hại, chúng học cảm thấy thương thân chúng. Nếu trẻ em sống với nhạo báng, chúng học cảm thấy nhút nhát. Nếu trẻ em sống với ghen tị, chúng học cảm thấy đố kị. Nếu trẻ em sống với xấu hổ, chúng học cảm thấy mặc cảm.” Do đó, điều mấu chốt đối với bố mẹ và các nhà giáo dục là chú ý tới môi trường mà trẻ em được nuôi nấng. Bà ấy đưa ra một giải pháp hùng biện: “Nếu trẻ em sống với niềm khích lệ, chúng học tin tưởng. Nếu trẻ em sống với tha thứ, chúng học kiên nhẫn. Nếu trẻ em sống với ca ngợi, chúng học cảm kích. Nếu trẻ em sống với chấp nhận, chúng học yêu. Nếu trẻ em sống với chấp thuận, chúng học yêu thích bản thân chúng. Nếu trẻ em sống với thừa nhận, chúng học điều tốt là có mục đích. Nếu trẻ em sống với chia sẻ, chúng học hào phóng. Nếu trẻ em sống với chân thực, chúng học tin cậy. Nếu trẻ em sống với công bằng, chúng học công bằng. Nếu trẻ em sống với lòng tốt và cân nhắc, chúng học kính trọng. Nếu trẻ em sống với an ninh, chúng học có niềm tin vào bản thân chúng và vào những người quanh chúng. Nếu trẻ em sống với sự thân thiết, chúng học thế giới này là chỗ hay để sống ở đó.”

Câu hỏi được nêu ra là liệu hệ thống giáo dục hiện thời có đạt được sứ mệnh của nó về việc phát triển người có giáo dục cao và nhân cách đạo đức để là công dân của tương lai không? Liệu các trường hiện thời có dạy nhiều về nhân cách cũng như sự xuất sắc hàn lâm không?

Theo ý kiến tôi, học sinh ở các trường sơ cấp nên được huấn luyện về đạo làm con như kính trọng bố mẹ, và thầy cô giáo. Chúng cần học lễ phép, có thông cảm và tin cậy. Đây là những nền tảng của mọi hệ thống giáo dục ở châu Á trong hàng nghìn năm. Nền văn hoá của chúng ta coi gia đình như đơn vị chính của xã hội do đó giáo dục và nhân cách đạo đức tốt phải bắt đầu từ gia đình.

Đến lúc học sinh đi tới trường trung học, chúng nên được dạy về đạo đức, chính trực, trách nhiệm, công bằng và khiêm tốn. Ở trường trung học, học sinh phát triển nhân cách khi chúng thám hiểm bên trong bản thân chúng về các phẩm chất của mối quan hệ, tình bạn, qua hoạt động độc lập riêng của chúng. Đây là lúc lịch sử và văn hoá quốc gia là quan trọng vì chúng bắt đầu phát triển nhận thức của chúng về căn cước và đánh giá về các hoạt động nhân văn và xã hội. Họ sinh nên được khuyến khích phát triển tin tưởng của chúng để tương tác hài hoà với người khác và nhận trách nhiệm về hành động riêng của chúng.

Đến lúc học sinh vào đại học, chúng đã phát triển nhân cách đạo đức, trách nhiệm vững chắc cho riêng họ, gia đình họ và đất nước họ. Đây là lúc họ nên được trao cho cơ hội theo đuổi mối quan tâm hàn lâm riêng của họ và thám hiểm tiềm năng của họ trong khoa học, công nghệ, nghệ thuật, con người và kinh doanh. Với đào tạo đúng, họ có thể phát triển khả năng suy nghĩ có phê phán và phân tích cũng như kĩ năng trong sáng tạo và giải quyết vấn đề. Họ nên được khuyến khích theo đuổi tri thức của họ và được chuẩn bị cho nghề nghiệp thành công trong tương lai.

Khái niệm này đã được bắt rễ sâu trong văn hoá châu Á trong hàng nghìn năm và nó đã có tác dụng tốt trong suốt lịch sử. Không may ngày nay nhiều nước bắt đầu bỏ truyền thống này để theo đuổi hệ thống giáo dục mới dựa chủ yếu trên công nghệ. Kiểu giáo dục này thúc đẩy học sinh thành đạt và chuẩn bị nghề nghiệp trong công nghiệp bằng việc thúc đẩy xuất sắc khoa học và công nghệ và khử bỏ các môn học khác. Một số nhà giáo dục chủ trương dạy công nghệ thông tin trong trường tiểu học vì khi trẻ em lớn lên, chúng được chuẩn bị tốt hơn. Trong trường hợp đó, họ giảm mục đích giáo dục từ phát triển “công dân toàn bộ và có trách nhiệm” để tạo ra “công nhân kĩ thuật cho công nghiệp.” Quan niệm về cung cấp nhiều công nhân hơn cho nền kinh tế đang được đề nghị ở Trung Quốc, và một số nước được đặt cơ sở trên các chương trình tương tự từ các nước phương tây. Điều có tác dụng ở Mĩ hay châu Âu không nhất thiết có nghĩa là nó sẽ làm lợi cho xã hội châu Á. Có khác biệt giữa tri thức và công cụ. Công nghệ chỉ là công cụ để được dùng, không phải là tri thức mà có thể đưa mọi người tới sống tốt hơn, xã hội tốt hơn và tính công dân tốt hơn.

Giáo dục mà không có đạo đức, luân lí và tính trách nhiệm có thể dẫn tới nhiều vấn đề xã hội mà có thể đem tới hỗn độn cho xã hội. Nền giáo dục coi cá nhân là có giá trị thay vì gia đình, nơi thành công được dựa trên vật chất hơn là nhân cách đạo đức thì không phải là nền giáo dục mong muốn. Nền giáo dục coi năng suất của công nhân là có giá trị, nơi bố mẹ già bị con cái đối xử tệ bạc và bị xã hội coi là “vô dụng” không phải là truyền thống châu Á; nền giáo dục nơi hành vi cá nhân sai trái và kiêu căng ngạo mạn được coi là chấp nhận được, nơi khiêm tốn và luân lí là không có giá trị không bao giờ nên được xem xét tới.

Hơn bao giờ hết, nền giáo dục tốt bắt đầu từ gia đình và trẻ em nên được dạy những giá trị này ở nhà. Người có nhân cách tốt bao giờ cũng có thể học về công nghệ bất kì lúc nào. Tuy nhiên rất khó thay đổi người vô đạo đức, vô luân lí cho dù người đó có bằng cấp cao nhất trong công nghệ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com