Giáo dục, học sinh và thầy giáo
Những người truyền thống tin rằng giáo dục là việc tích luỹ tri thức và cách duy nhất để học là ghi nhớ nó, từng mảnh một qua thời gian. Nhiều sách giáo khoa và phương pháp dựa trên bài giảng được phát triển theo niềm tin này. Học sinh học một mảnh tri thức rồi sang mảnh khác khi họ chuyển từ bậc nọ sang bậc kia; từ trường tiểu học lên trung học rồi lên đại học. Phương pháp học ghi nhớ này có hiệu quả cho các kì thi và lấy bằng cấp. Nó đã được dùng hàng nghìn năm để chọn các quan lại phục vụ chính quyền và hoàng đế nơi nhiều người có thể trích dẫn các biến cố và thơ ca, trích dẫn kinh sách và điển cố văn học nhưng ít người có kĩ năng giải quyết vấn đề.
Ngày nay mọi sự đã thay đổi. Học sinh không cần ghi nhớ mọi thứ nhưng họ phải biết chỗ và cách tìm thông tin cần thiết. Như một trong các sinh viên của tôi thường nói: “Gu gồ nó đi.” Mặc dầu họ không cần ghi nhớ nhưng họ phải học việc nghiên cứu, thực nghiệm, phân tích, rút ra kết luận, và giải quyết vấn đề. Phương pháp học mới hội tụ vào động viên học sinh học tập, thám hiểm, và phát triển tư duy phê phán. Học sinh nên có khả năng lựa chọn tài liệu là tốt nhất cho mức độ tri thức của họ từ bất kì nguồn nào sẵn có. Tất nhiên, để làm điều đó họ phải có thói quen đọc tốt và biết cách dùng các công cụ để tìm tài liệu cho họ xây dựng tri thức.
Lớp học nên là môi trường nơi từng học sinh có thể hội tụ vào quá trình học với sự giúp đỡ và hướng dẫn từ thầy giáo. Phương pháp như "Học qua hành" đặt mức độ tự trị lớn lên học sinh trong thu thập, tổ chức và xử lí thông tin. Thay vì đi theo cách tiếp cận cứng nhắc để thực hiện hành động xác định, phương pháp này thách thức học sinh phát triển tư duy logic và giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ sự kiện. Bằng việc cho phép học sinh thực nghiệm với nhiều tuỳ chọn, họ học về cách bù trừ và đi tới giải pháp tốt nhất có thể được. Khi học sinh học thu thập thông tin, phân tích, thực nghiệm và kiểm nghiệm kết luận của họ, họ học cách áp dụng tri thức vào giải quyết vấn đề. Đó là lí do tại sao thay vì có nhiều bài thi dựa trên sự kiện; nhiều thực nghiệm và bài tập về nhà được cần tới cho họ thực hành các kĩ năng của họ. Họ phải học nghĩ sâu để đi tới kết luận logic riêng của họ thay vì đi theo đơn từng bước một.
Theo cách tiếp cận giáo dục mới mày, vai trò của thầy giáo cũng thay đổi từ người truyền tri thức sang huấn luyện và nêu gương. Thầy giỏi như huấn luyện viên không đọc bài giảng mấy nhưng đưa ra nhiều hướng dẫn để khuyến khích học sinh xây dựng kĩ năng học riêng của họ. Huấn luyện viên giỏi động viên học sinh thám hiểm khối lượng thông tin bao la đang có sẵn để tìm thông tin đúng. Vì có nhiều nguồn thông tin mà học sinh có thể dùng để nâng cao hiểu biết của họ về các ý tưởng và khái niệm khác nhau, thầy giáo giỏi hướng dẫn học sinh tìm các nguồn này mà họ có thể dùng cho việc học và rồi chắc rằng họ học chúng kĩ lưỡng. Để là một huấn luyện viên giỏi, thầy giáo phải phát triển thói quen học liên tục trước hết. Họ phải nghiên cứu phương pháp học tập, công nghệ, sách giáo khoa, sách tham khảo và các nguồn sẵn có khác để thu được thông tin dạy tốt nhất có thể được để dùng.
Tuy nhiên thầy giáo cũng là người nêu gương, vì họ phải làm nhiều hơn chỉ là cung cấp hướng dẫn cho học sinh học mà phải giáo dục họ trên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh. Thầy giáo phải trở lại cơ sở của giáo dục: “Phát triển công dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội.” Trong thế giới thay đổi nhanh này, đặc biệt trong môi trường công nghệ, bằng cách nào đó nhiều người quên mất mục đích cơ sở này của giáo dục mà chỉ hội tụ vào một số thuộc tính như chuẩn bị cho họ về nghề nghiệp bằng phát triển kĩ năng. Trong nhiều năm giảng dạy ở nhiều trường và nơi, tôi thường hỏi học sinh: “Bạn muốn làm gì khi bạn hoàn thành giáo dục của bạn?” Câu trả lời thông thường là: “Kiếm một việc làm.” Ít sinh viên thậm chí nói về nghề nghiệp cho nên dường như nhiều người không nghĩ đủ sâu về điều họ muốn trong cuộc sống. Nếu có việc làm chỉ là điều học sinh muốn thì chúng ta, như những nhà giáo dục, đã không làm rất tốt việc của mình. Câu hỏi tiếp của tôi là: “Thôi được, vậy bạn kiếm việc làm rồi thì cái gì tiếp?” Lần nữa câu trả lời là: “Để làm ra tiền, nhiều tiền.” Nếu mục đích của giáo dục chỉ là về việc làm và tiền thì là nhà giáo dục, chúng ta có thể cần phải đánh giá lại vai trò của chúng ta như thầy giáo. Phát triển tri thức và kĩ năng để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu là quan trọng nhưng nó là không đủ. Là nhà giáo dục, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho họ làm người có trách nhiệm, cho chính bản thân họ, cho gia đình họ, cho xã hội của họ, và cho đất nước. Giáo dục cũng phải hội tụ vào đạo đức, luân lí, đức hạnh và nhiều điều nữa. Trong khi những điều này có liên quan tới mục đích, chúng chứng tỏ sự mong đợi và việc ưu tiên mà các nhà giáo dục phải quản lí. Giáo dục không có một mục đích, nó có nhiều mục đích nhưng về tổng thể nó là về phát triển công dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội. Bất kì cải tiến nào trong giáo dục cũng phải bắt đầu với nền tảng này vì giáo dục một thế hệ học sinh không phải là cái gì đó chúng ta có thể làm trong vài tháng hay vài năm mà chúng ta cần kiên nhẫn để giúp cho học sinh là công dân tốt và công dân có đạo đức.
Vài tháng trước, một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Nếu vai trò của thầy giáo không phải là đọc bài giảng như thầy đã nói thì chúng ta làm gì trong lớp học?" Câu trả lời của tôi là có nhiều thứ mà chúng ta, là các nhà giáo dục, phải làm điều còn nhiều hơn là chỉ đọc bài giảng cho họ về tri thức và kĩ năng nào đó để cho họ có thể tìm được việc làm, làm ra tiền rồi tận hưởng các thứ theo cách riêng của họ. Họ là công dân của xã hội; họ có trách nhiệm với xã hội, họ phải được dạy về trách nhiệm để cho trong tương lai khi họ tốt nghiệp, dù họ làm việc gì, dù họ giữ chức vụ gì, họ sẽ có trách nhiệm về hành động của họ. Họ sẽ là công dân tốt người đóng góp cho xã hội theo cách tích cực.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com