Dự lớp

Một trong những khó khăn giữa trường trung học và đại học là ở đại học, ít giáo sư coi việc dự lớp là bắt buộc. Họ tin rằng sinh viên đại học là người lớn và phải có trách nhiệm về hành động của mình. Không may một số sinh viên còn chưa đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm cho việc học tập riêng của họ vì họ thường bỏ lớp. Một số sinh viên tin rằng họ vẫn có thể học tốt bằng việc đọc sách giáo khoa và làm bài tập về nhà. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, việc dự lớp đều đặn giúp cho sinh viên học nhiều hơn và giữ lại nội dung bài học hiệu quả hơn và thiếu việc dự lớp là lí do chính tại sao một số sinh viên nhận được điểm kém.

Để giữ sinh viên dự lớp, vào ngày đầu tiên của lớp tôi giải thích đích xác việc cho điểm được thực hiện thế nào trong lớp tôi với chính sách cho phép 10% điểm số dựa trên việc dự lớp. Theo cách này sinh viên biết ngay từ đầu rằng việc dự lớp là một phần của việc tính điểm của họ. Tôi cũng để cho họ biết rằng tôi sẽ cho kiểm tra “không báo trước” trong lớp để khuyến khích sinh viên chuẩn bị cho từng lần lên lớp và giữ hiểu biết cơ sở về các khái niện hiện thời. Nếu sinh viên thiếu một lớp, họ thiếu bài kiểm tra và bị điểm không. Khi sinh viên thiếu lên lớp, họ sẽ nhận được một e-mail hỏi lí do không dự lớp. Bằng việc kiểm tra tích cực dự lớp, tôi giữ cho hầu hết sinh viên đều đến lớp.

Để động viên họ học tập, tôi chuẩn bị bài giảng bằng việc bổ sung thêm các biến cố hiện thời lôi kéo sự quan tâm của sinh viên. Tôi hỏi sinh viên về ý kiến của họ đối với các biến cố này để buộc họ gắn tài liệu môn học với ví dụ đời thường mà sinh viên có thể liên hệ. Tôi tin rằng sinh viên sẽ học nhiều hơn khi họ nói về nó cho nên tôi khuyến khích họ đọc tạp chí, websites và blogs kĩ thuật và những tin tức kĩ thuật này để thảo luận trên lớp. Bằng việc chia sẻ thông tin với nhau, họ cũng học kĩ năng mềm và kĩ năng trình bày. Khi họ cố gắng giải thích cái gì đó cho ai đó khác, bản thân họ đi tới hiểu biết nó tốt hơn.

Bằng việc để cho lớp thảo luận, dễ thấy cách tin tức có liên quan tới tài liệu mà họ đang học trong sách giáo khoa. Nó làm cho lớp sống động hơn và làm cho sinh viên thấy nhiều nghĩa hơn. Nếu sinh viên thích lớp, họ sẽ dự lớp đều đặn và bằng việc dự lớp, họ sẽ học nhiều hơn. Và thỉnh thoảng cũng dễ cho sinh viên học lẫn nhau hơn là từ giáo sư vì dễ hỏi bạn bè câu hỏi hơn là hỏi giáo sư.

Bằng việc để cho lớp thảo luận, tôi khuyến khích sinh viên học trước khi họ lên lớp. Bằng việc yêu cầu họ nói về những tài liệu này, điều đó cho phép họ kết nối tư duy của họ với nội dung của lớp. Đây là cách một số sinh viên trước hết khám phá ra rằng một khu vực nội dung đặc biệt là đáng quan tâm với họ. Thảo luận trên lớp cũng giúp phá vỡ tình trạng không biết nhau của lớp lớn khi các sinh viên không biết nhau. Nói với các sinh viên khác về nội dung bài học là cách tốt để đo tri thức của họ. Bằng việc lắng nghe người khác, sinh viên có thể nghĩ “Dường như mọi người biết điều này mà mình không biết cho nên tốt hơn là học nó vậy” hay “Mình không phải là người duy nhất không hiểu nó rõ.” Thảo luận trên lớp đưa ra cảnh quan nào đó cho nỗ lực cá nhân để học tập. Nó giảm căng thẳng, và động viên học tập.
Bằng việc có thảo luận lớp, nó tạo ra ý thức về làm việc tổ nơi từng thành viên có cái gì đó đóng góp và nơi bất đồng được dung nạp. Bằng việc thích ứng bài học với các biến cố hiện thời; điều đó làm cho chủ đề thành thú vị và liên quan. Khuyến khích sinh viên phản hồi để cho tôi có thể bỏ bớt một số việc có ích lợi học tập tối thiểu. Nếu sinh viên thích kiểu lớp này họ sẽ dự lớp nhiều hơn và học nhiều hơn.

30 năm kinh nghiệm dạy đại học của tôi đã dạy cho tôi rằng duy trì mức độ sinh viên dự lớp cao và việc tham gia hoạt động lớp có ích lợi lớn. Tất nhiên, việc giám sát tham dự lớp, việc cho các bài kiểm tra không báo trước, cho điểm dự lớp sẽ không phải là được ưa thích với một số sinh viên. Nhiều sinh viên bảo tôi: “Chúng em là ở đại học chứ không phải trường phổ thông và thầy không nên đối xử với chúng em như học sinh phổ thông.” Tôi bảo họ: “Các em ở trong lớp của tôi và đây là cách dạy của tôi, nếu em không thích nó em có thể xin vào lớp khác với giáo sư khác.” Tuy nhiên, đến năm thứ ba, phần lớn những người ban đầu chống lại cách tiếp cận này đều nhận ra giá trị của nó và thường cám ơn tôi vì làm điều đó. Một sinh viên thừa nhận: “Khi em vào năm thứ nhất, em ghét lớp của thầy vì nó làm cho em học vất vả và phải lên lớp mọi ngày. Tuy nhiên nếu không có điều đó, em có lẽ sẽ không học tốt hôm nay và em thực sự đánh giá cao nỗ lực của thầy.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com