Dạy và học STEM
Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) yêu cầu cách tiếp cận khác tới cả dạy và học. Học sinh phải KHÔNG học STEM chỉ bằng nghe bài giảng, mà họ phải hiểu các khái niệm và áp dụng điều họ đã học và thực hành để phát triển kĩ năng được cần.
Trong học các lĩnh vực STEM, học sinh phải không là người nghe thụ động mà là người học chủ động vì họ chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Để việc học xảy ra, họ phải tới lớp 'có chuẩn bị sẵn' và 'sẵn sàng học,' điều yêu cầu họ đọc bài đọc đã phân công TRƯỚC KHI tới lớp. Được chuẩn bị để tới lớp cho phép họ xây dựng ý tưởng nào đó về điều họ sẽ học; trong thời gian trên lớp, họ sẽ học nhiều hơn bằng việc hỏi các câu hỏi về những điều họ không hiểu và thảo luận với bạn cùng lớp để “làm sâu sắc” tri thức của họ.
Tôi thường khuyên học sinh: “Nếu các em tới lớp mà KHÔNG được chuẩn bị, thì các em sẽ phải học nhiều hơn về sau. Nhưng nếu các em không hiểu cái gì đó, các em có thể không có cơ hội để hỏi vì các em thường quên mất về nó trong buổi lên lớp tiếp sau. Nếu các em không tham gia vào thảo luận trên lớp, việc hiểu của các em có thể là “nông” và không “đủ sâu” để cho phép các em phân tích và giải quyết vấn đề.”
Trong thảo luận trên lớp, thầy giáo hướng dẫn thảo luận bằng việc hỏi các câu hỏi, nhưng học sinh phải nói nhiều hơn về điều họ đang học. Họ phải giải thích việc hiểu của họ bằng việc dùng logic nào đó và lí do đề cập tới chủ điểm và vấn đề. Thảo luận phải không về “CÁI GÌ” mà về “TẠI SAO” nó là quan trọng và nó có liên quan “THẾ NÀO” tới vấn đề mà họ phải giải quyết. Hiệu năng của học sinh trong thảo luận trên lớp cho phép thầy giáo đánh giá việc học của họ liệu họ biết rõ tài liệu hay cái gì đó cần được “dạy lại” để chắc học sinh hiểu tài liệu và đáp ứng mục tiêu môn học.
Học chủ động yêu cầu nhiều hơn việc ghi nhớ vì học sinh phải hiểu, phân tích, tổ chức và có khả năng áp dụng khái niệm để giải quyết vấn đề. Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, mọi thứ thay đổi nhanh chóng và tràn ngập; học sinh KHÔNG thể thành công chỉ bằng việc ghi nhớ. Họ phải học bằng việc hiểu mọi thứ “đủ sâu” để áp dụng nó và liên tục học khi mọi thứ thay đổi. Trong Học chủ động, học sinh phải hội tụ vào hiểu “TẠI SAO” và “THẾ NÀO” và được chuẩn bị để áp dụng nó.
Là thầy giáo, tôi thường hội tụ vào “Tại sao” và “Thế nào” trong lớp vì tôi mong đợi học sinh học “Cái gì” từ tài liệu đọc TRƯỚC KHI họ tới lớp. Tôi thiết kế môn học bằng việc dùng bài giảng ngắn, câu hỏi kiểm tra hàng tuần, và bài thi hàng tháng để đảm bảo rằng học sinh của tôi đạt tới mục tiêu môn học và làm cho họ có động cơ về việc học. Dùng phương pháp Học chủ động yêu cầu nhiều thời gian hơn trong chuẩn bị cho cả thầy giáo và học sinh. Học sinh tới lớp có chuẩn bị và học chủ động trong lớp thường học tốt và đạt được điểm tốt. Học sinh không thường bỏ môn học và không phải lặp lại vào thời gian sau. Tuy nhiên, quan hệ của tôi với học sinh không chấm dứt khi họ tốt nghiệp mà vẫn tiếp tục khi họ làm việc trong công nghiệp. Phần lớn học sinh duy trì liên hệ với tôi sau khi tốt nghiệp; họ gửi email hỏi xin lời khuyên hay thậm chí gọi điện cho tôi khi họ đối diện với vấn đề trong công việc của họ. Một số người thậm chí còn duy trì liên hệ sau hai mươi năm khi nhiều người trong số họ đã đạt tới các vị trí mức cao trong công ti.
Năm ngoái tôi đã nhận được một email mà một quan chức điều hành cấp cao đã viết: “Em sẽ không bao giờ đạt tới được vị trí này nếu như em mà không ở trong lớp của thầy và nhận lời khuyên của thầy một cách nghiêm chỉnh. Tri thức kĩ thuật của em chỉ kéo dài bẩy năm nhưng kĩ năng mềm của em đã mở ra nhiều cánh cửa cơ hội, và thói quen học cả đời của em đã cho phép em vượt qua mọi người cạnh tranh khác vào vị trí này.” Tôi đã viết lại cho anh ta: “Cám ơn em về việc làm cho việc dạy của thầy thành xứng đáng; và chính em là người xứng đáng với mọi công lao của em vì em chịu trách nhiệm cho việc học của em và nghề nghiệp của em.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com