Dạy và học/7
Nhiều thầy giáo tin rằng học sinh tới lớp, nghe bài giảng và học. Sự kiện là nhiều học sinh tới lớp nhưng không học mấy vì tâm trí họ ở đâu đó khác. Nếu tài liệu trên lớp là thú vị, học sinh có thể lắng nghe và học cái gì đó, nhưng khi lớp không thú vị, học sinh sẽ tìm các thứ khác để làm bận bịu tâm trí họ. Một số “giả vờ” nghe bài giảng nhưng thực tại dùng điện thoại di động để gửi tin nhắn. Số khác ‘giả vờ” ghi chép nhưng thực tại vẽ tranh. Phần lớn các thầy giáo biết điều đó nhưng không biết phải làm gì cho nên họ bỏ qua điều đó.
Tôi tin rằng để làm cho học sinh chăm chú, tài liệu phải có liên quan tới họ. Nếu họ học các kĩ năng vì họ CẦN chúng, thì họ sẽ chăm chú. Chẳng hạn, học sinh phần mềm phải học lập trình vì họ biết rằng họ sẽ phải viết mã trong các dự án hay học thiết kế vì họ cần kĩ năng này để có được việc làm. Thực ra, họ sẽ chăm chú nhiều hơn nếu, ngay lúc bắt đầu bài giảng, thầy giáo nói cho họ kĩ năng NÀO họ sẽ học và TẠI SAO họ cần nó. Việc chuẩn bị cho học sinh về các kĩ năng họ sẽ cần sau khi tốt nghiệp là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng tôi bao giờ cũng bắt đầu bài giảng của tôi với những kĩ năng mà họ sẽ học vào hôm đó để có được sự chú ý của họ.
Trong tất cả các kĩ năng, tôi tin “học cả đời” là kĩ năng quan trọng nhất mà mọi học sinh phải có. Lúc bắt đầu lớp học, tôi giải thích: “Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, các em cần liên tục học để sống còn và thành công, bất kể nơi các em làm việc và làm việc gì. Để phát triển kĩ năng này, các em phải bắt đầu với thói quen đọc tốt và thường xuyên đọc nhiều nhất có thể được. Ngày nay, có nhiều thông tin sẵn có trên Internet từ các blog kĩ thuật tới tạp chí máy tính nơi các em có thể truy nhập và đọc. Nhưng các em không nên chỉ đọc tài liệu kĩ thuật mà mở rộng tri thức của các em bằng việc đọc tin tức quốc tế, tin tức doanh nghiệp để biết cái gì đang xảy ra trên thế giới. Để khuyến khích kĩ năng đọc của các em, từng tuần thầy sẽ phân công ít nhất ba bài báo, hai bài kĩ thuật và một bài phi kĩ thuật cho các em đọc để chúng ta có thể thảo luận trên lớp. Thầy khuyến khích các em đem bất kì bài báo thú vị nào tới lớp để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận.”
Kĩ năng quan trọng thứ hai mà tôi tin mọi học sinh phải có là “Kĩ năng giải quyết vấn đề.” Tôi giải thích cho lớp: “Ngày nay, phần lớn các vấn đề đều phức tạp và yêu cầu mọi người giải quyết chúng một cách nhanh chóng. Khi xã hội tiến bộ lên, độ phức tạp của vấn đề của nó cũng tăng lên và gần như mọi thứ các em làm trong công nghiệp ngày nay sẽ là giải quyết vấn đề. Nếu các em có thể phát triển giải pháp hiệu quả một cách nhanh chóng, các em sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp của các em. Để phát triển kĩ năng này, các em cần có tri thức kĩ thuật chiều sâu, và điều này yêu cầu phong cách học tập khác. Thay vì ghi nhớ mọi thứ để thi đỗ, các em cần phát triển khả năng nghĩ theo cách phân tích, điều bao gồm so sánh, làm tương phản, đánh giá, tổng hợp, và áp dụng. Các em phải học và hiểu tài liệu ở mức sâu hơn nhiều để làm điều này một cách hiệu quả. Thầy nghĩ điều quan trọng cho tất cả các em là bắt đầu phát triển năng lực này bây giờ bằng việc chú ý nhiều hơn khi các em vẫn còn trong trường để chuẩn bị cho nghề nghiệp của các em sau lớp học. Tư duy phân tích là một phần quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề mà mọi công ti đều đang tìm khi thuê người tốt nghiệp.”
Giáo dục truyền thống yêu cầu thầy dạy bằng việc tuân theo sách giáo khoa chuẩn. Để chắc rằng học sinh học những tài liệu này, nhiều thầy giáo đưa các công thức nào đó và các đoạn trong sách giáo khoa vào câu hỏi trong bài kiểm tra. Học sinh nhanh chóng học để ghi nhớ những tài liệu này để qua được bài kiểm tra, và cuối cùng, giáo dục trở thành việc kiểm tra trí nhớ thay vì tri thức. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục truyền thống tạo ra nhiều học sinh không thể nhớ được cái gì từ sách giáo khoa một khi bài kiểm tra được hoàn thành. Việc dạy từ sách giáo khoa cũng có nhược điểm vì thường phải mất vài năm để tác giả hoàn thành sách giáo khoa, và đến lúc đó nhiều thứ có thể thay đổi. Tôi ưa chuộng dùng các tạp chí và bài báo kĩ thuật hiện thời để học sinh đọc. Để làm cho học sinh học, tôi thích dùng “các trường hợp khảo cứu” nơi học sinh học về những kịch bản thực nơi họ phải giải quyết vấn đề thay vì trả lời các câu hỏi dựa trên sách giáo khoa.
Kĩ năng quan trọng thứ ba là kĩ năng cộng tác hay làm việc tổ. Ngày nay làm việc tổ là quan trọng và học sinh có thể thành công khi họ học làm việc cùng nhau. Môi trường học tập cộng tác khuyến khích học sinh lắng nghe người khác, nghĩ cho bản thân họ, và giải thích quá trình suy nghĩ của họ. Bằng việc hiểu cách người khác nghĩ và sẵn lòng chia sẻ ý tưởng, họ có thể học nhiều hơn. Một khi họ tốt nghiệp, điều sẽ là quan trọng rằng học sinh có thể làm việc theo kiểu cộng tác. Hệ thống giáo dục truyền thống nhấn mạnh và kiểm tra cá nhân và khuyến khích học sinh ganh đua thay vì cộng tác. Đây là lí do tại sao nhiều học sinh gặp khó khăn làm việc trong công nghiệp nơi kĩ năng làm việc tổ là quan trọng. Tôi giải thích cho học sinh của tôi: “Các em không ganh đua với người khác nhưng học từ họ. Các em tới lớp để học từ những ý tưởng của người khác cũng như những sai lầm và chia sẻ ý nghĩ của các em hướng tới mục đích học tập chung.”
Khi thầy giáo giảng bài, cho bài kiểm tra, và đánh giá công việc của học sinh như đỗ hay trượt, họ sẽ thu được mức độ nỗ lực rất khác nhau từ học sinh của họ so với các thầy giáo thách thức học sinh bằng việc hỏi câu hỏi, khuyến khích thảo luận, yêu cầu học sinh nhận diện các điểm mạnh và yếu riêng của họ để cải tiến kĩ năng của họ. Những thầy giáo để thời gian để biết học sinh có thể trao đổi tốt với họ, có thể làm cho việc giảng hiệu quả hơn và cải tiến tỉ lệ thành công của học sinh. Thầy giáo phải BIẾT rằng phần lớn học sinh đều có năng lực đạt tới cao hơn nhiều so với mục tiêu học tập, họ không chỉ học kĩ năng mà còn phát triển động cơ học tập nếu thầy giáo dành thời gian để khuyến khích các nỗ lực của họ thay vì hội tụ vào phán xét họ bằng trượt hay đỗ với bài kiểm tra.
Mặc dầu vấn đề học là ở học sinh, có những điều thầy giáo có thể làm được để giúp cho họ được tham gia chủ động vào việc học của họ. Để học sinh chăm chú, phải có nhu cầu đủ cho việc chăm chú đó được dành cho tài liệu. Đó là lí do tại sao chúng ta cần đưa học sinh tham gia vào bằng việc hội tụ nhiều hơn vào CÁI GÌ là quan trọng với họ và TẠI SAO họ cần học theo những cách làm cho họ khó chú ý tới bất kì cái gì khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com