Dạy và học/6
Tuần trước, tôi tới cuộc hội nghị ở New York, trên chuyến bay trở về nhà tôi ngồi cạnh một sinh viên đại học. Sau vài đối thoại, anh ta bắt đầu nói về trường của mình, môn học và anh ta háo hức thế nào về lĩnh vực học tập của mình.
Anh ta bảo tôi: “Phần lớn các bạn em đều sợ toán, em nghĩ chúng em tất cả đều không thoải mái với toán. Nhưng em có một thầy dạy toán tuyệt vời và thầy làm chúng em yêu toán. Bất kì khi nào em rời khỏi lớp thầy, em đều được động viên thế để học thêm. Em tới thư viện và làm thêm bài tập về nhà cho lớp, và em muốn học thêm. Thầy giáo giỏi có thể tạo ra khác biệt lớn cho sinh viên.”
Nghe nhiệt tình của anh ta về tình yêu học toán, làm cho tôi thấy vui sướng. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh ta rằng thầy giáo giỏi quả có tạo ra khác biệt trong việc học của sinh viên. Trong nhiều năm, chúng ta đã nghe nói rằng ngày nay sinh viên không học chăm chỉ hay không học giỏi. Tuy nhiên, tôi đã thấy rằng phần lớn sinh viên của tôi đều có khả năng học mọi điều mà môn học của tôi yêu cầu. Mặc dầu một số người có thể cần khuyến khích để thu lấy tự tin, tất cả họ đều học tốt. Gần đây, tôi đọc một tờ báo rằng ngày nay sinh viên thường ngủ trong lớp, một số chơi trò chơi video trên Laptop hay lướt Internet thay vì nghe bài giảng. Thay vì ghi chép, nhiều sinh viên dùng điện thoại thông minh để chụp ảnh tài liệu lớp học trên bảng. Sự kiện là ngày nay sinh viên tích cực; họ không muốn ngồi yên tĩnh nghe bài giảng trong lớp học. Điều đó nghĩa là để làm cho họ học; phương pháp dạy phải thay đổi.
Là thầy giáo, tôi muốn lớp học phải là kinh nghiệm học tập tích cực để giữ cho sinh viên của tôi tham gia vào. Khi trình bày một khái niệm mới, tôi bao giờ cũng cho họ các ví dụ thực xảy ra trong công nghiệp. Theo kinh nghiệm của tôi, sinh viên thích các kịch bản thế giới thực như một phần của việc học. Tôi muốn thảo luận trên lớp phải sống động trong các sinh viên, và giữ vai trò của tôi như người dẫn chuyện thay vì người có thẩm quyền. Không ai có thể là chuyên gia trong mọi thứ, và tôi không sợ nói, “Tôi không biết.” Nếu sinh viên hỏi các câu hỏi mà tôi không biết câu trả lời, tôi bảo họ rằng tôi không có câu trả lời, nhưng tôi sẽ cố tìm ra nhiều hơn cho lần thảo luận sau. Sinh viên dường như thích sự chân thực này.
Mỗi tuần, tôi đăng tài liệu đọc hay video ngắn trên website môn học của tôi cho sinh viên xem. Tài liệu đọc trước khi lên lớp này biến thiên giữa các giáo sư. Một số đồng nghiệp của tôi ưa thích bài đọc từ sách giáo khoa - đọc chương 3 từ trang 110 tới 134. Nhưng tôi thích sinh viên đọc tin tức kĩ thuật từ báo, tạp chí, hay blogs thay vì sách giáo khoa. Đôi khi tôi yêu cầu họ xem đoạn video ngắn từ YouTube, Khan Academy, học liệu mở của MIT, hay Coursera.
Thay vì bảo họ tới lớp “đã được chuẩn bị” tôi làm mong đợi của tôi thành rõ ràng bằng điều họ cần làm. Khi tôi phân một bài báo cho họ đọc trước khi lên lớp, tôi giải thích đích xác điều tôi mong đợi sinh viên có khả năng làm. Thông tin nào họ cần biết và chi tiết nào là quan trọng để cho họ có thể dùng nó để thảo luận trong lớp. Họ có thể cần so sánh hai quan điểm từ bài báo như một phần của tranh luận trong lớp.
Để chắc rằng sinh viên học cái gì đó trước khi tới lớp, tôi thường bắt đầu lớp bằng bài kiểm tra ngắn, mỗi bài đáng 10 điểm hướng tới điểm cuối cùng của họ. Những công việc này cung cấp khuyến khích cho sinh viên tới lớp được chuẩn bị và có được điểm tốt. Những công việc này giúp tôi đánh giá việc hiểu của họ về tài liệu môn học. Bằng việc biết họ đã học được bao nhiêu, tôi có thể chuẩn bị cho thảo luận trên lớp. Nói cách khác, tôi có thể thay đổi thảo luận trên lớp để hội tụ vào tài liệu mà theo đó sinh viên bị lẫn lộn hay cần giúp đỡ. Nếu sinh viên biết tri thức cơ bản, thì họ cần dành thời gian trên lớp để phát triển việc học và kĩ năng sâu hơn. Tôi muốn nêu ra câu hỏi để thúc đẩy thảo luận trên lớp. Tôi cũng phân chia lớp thành hai nhóm để tranh cãi nơi sinh viên phải phân tích và tổng hợp tài liệu để chỉ ra rằng họ đã học tốt. Từ những hoạt động này, tôi có thể đánh giá hiểu biết của họ cũng như họ đã học được bao nhiêu. Tôi tin rằng thời gian trên lớp nên được dùng để làm sâu sắc hơn hiểu biết của họ và làm tăng kĩ năng của họ trong việc dùng tri thức mới của họ thay vì đọc bài giảng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com