Dạy và học/5

Dạy và học/5

Ngày nay sinh viên đại học là tích cực; họ không ngồi yên và dễ dàng bị sao lãng bởi các tin nhắn, emails, và các hoạt động phương tiện xã hội khác. Để hiệu quả, phương pháp dạy phải thay đổi từ thụ động sang tích cực để giữ cho sinh viên tham gia vào việc học. Hình dung một lớp mà sinh viên tới và sẵn sàng học thì thời gian trên lớp sẽ năng suất hơn nhiều và là thích thú cho cả thầy và trò. Thay vì nghe thụ động bài giảng dài, sinh viên tham gia tích cực vào trong thảo luận nơi họ tham gia, học tập, phân tích và áp dụng điều họ học vào phát triển kĩ năng của mình. Tuy nhiên để cho sinh viên tới lớp và sẵn sàng học là khó vì trong nhiều năm họ đã quen thụ động rồi. Để bắt đầu với phương pháp học tích cực, thầy giáo cần giải thích cho họ về cách học mới. Tất nhiên, một số sinh viên sẽ nêu ra mối quan ngại của họ nhưng bằng việc đề cập tới từng mối quan ngại của họ, thầy giáo có thể thuyết phục họ chấp nhận phương pháp mới này.

Khi sinh viên nói: “Em thà học bằng việc nghe bài giảng hơn.” thầy giáo có thể thuyết phục họ bằng việc để họ thử một thực nghiệm đơn giản. Chẳng hạn tôi thách thức sinh viên tìm ra chỗ mà họ chưa bao giờ tới trước đây bằng việc cho chỉ dẫn: “Đi tới phố X, rẽ trái, sau 100 mét, rẽ phải, sau 200 mét rẽ trái tới phố Z, rẽ trái rồi đi qua tiệm cà phê rồi rẽ phải ….v.v.” Tôi yêu cầu họ tìm ra chỗ đó chỉ bằng việc tuân theo chỉ dẫn. Sự kiện là hầu hết sinh viên sẽ nghe chỉ dẫn để có được ý tưởng tổng thể nhưng họ chỉ tìm ra chỗ đó bằng việc phạm sai lầm vài lần. Họ sẽ rẽ sai, đi vào phố sai nhưng cuối cùng họ sẽ tìm ra chỗ đó bằng việc học qua sai lầm của họ. Một khi họ tìm được chỗ đó, họ có thể quay lại đó vào bất kì lúc nào vì họ đã học kĩ nó. Tôi giải thích rằng việc lắng nghe chỉ cho họ ý tưởng nhưng họ chỉ học bằng việc làm, bằng việc phạm sai lầm và đó là cách học tốt nhất. Cùng điều này có thể được áp dụng cho lập trình máy tính, sinh viên không học viết chương trình bằng việc nghe bài giảng về cấu trúc dữ liệu và cú pháp mà bằng việc thực tế viết mã, phạm nhiều sai lầm, và học từ chúng. Khi họ học tốt, họ sẽ không bao giờ phạm cùng sai lầm lặp lại.

Khi sinh viên nói: “Tại sao thầy không chỉ dạy thôi?” thầy giáo có thể giải thích cho họ rằng thời gian trên lớp nên được dùng tốt hơn cho thảo luận thông tin chứ không cho việc truyền thụ nó. Phần lớn sinh viên đều quen thuộc với việc dạy thụ động về nghe bài giảng, cho nên họ lẫn lộn “dạy” và “đọc bài giảng” và không thoải mái với những thầy không đọc bài giảng. Tôi thường bảo họ: “Thầy có thể đọc bài giảng trên lớp, thì các em sẽ phải học mọi thứ bên ngoài lớp; hay chúng ta có thể làm thông tin thành sẵn có cho các em trước khi tới lớp, và dành thời gian trên lớp để giải thích các phần khó, trả lời câu hỏi của các em, và thảo luận về chúng để giúp cho các em hiểu rõ hơn. Chúng ta không có đủ thời gian trên lớp cho cả hai việc này. Cái nào sẽ giúp cho các em học tập?

Khi sinh viên nói: “Sao em cần tự mình học?” thầy giáo có thể hỏi: “Tại sao chúng ta ở đây? Các em không thể tự mình học mọi thứ được đó là lí do tại sao các em tới trường. Các em nên học khái niệm cơ bản trong khi chuẩn bị cho lớp, thế rồi học cách áp dụng nó trong lớp. Điều quan trọng là học mọi thứ theo chiều sâu thay vì chỉ trên bề mặt bằng việc ghi nhớ vài điều. Các em không thể áp dụng được khái niệm nếu các em chỉ ghi nhớ mọi điều, các em phải áp dụng chúng; phân tích chúng để cho các em có thể xây dựng kĩ năng của mình. Ngày nay ghi nhớ không còn cần nữa vì phần lớn thông tin đều sẵn có trên internet, trong sách tham khảo nhưng các em cần biết cách áp dụng chúng và dùng chúng. Các em phải có tri thức sâu để làm công việc cho nên phương pháp dạy nên thay đổi để giúp các em phát triển những kĩ năng được cần. Thời gian trên lớp nên được dùng để phát triển kĩ năng chứ không chỉ truyền thụ tri thức. Các em không phải là con tàu rỗng nơi thầy giáo có thể rót tri thức vào. Các em không phải là mẩu bộ nhớ để thầy lập trình.”

Đôi khi sinh viên có thể giận dữ: “Chúng em đang trả tiền cho thầy dạy chứ.” Thầy giáo có thể nói: “Thầy đang dạy các em bây giờ và mục đích cao nhất của giáo dục là giúp các em trở nên hiểu biết để cho các em có thể phát triển kĩ năng riêng của các em. Các thầy ở đây để chuẩn bị cho các em nghề nghiệp, hỗ trợ cho các em phát triển cá nhân, và thu lấy kinh nghiệm để cho các em có thể là những người đóng góp hữu dụng cho xã hội. Các thầy muốn các em thành công trong nghề nghiệp của các em, trong đời các em, trong việc thu nhận những kĩ năng mà các em sẽ cần để có được việc làm tốt. Ngày nay toàn thế giới đang thay đổi, các em cần mọi giúp đỡ các em có thể nhận để có khả năng điều chỉnh theo những thay đổi này và phương pháp dạy phải thay đổi để giúp các em thành công. Chúng ta không còn trong thời đại nông nghiệp nơi tri thức chỉ chia sẻ trong gia đình từ bố sang con trai; chúng ta không còn trong thời đại công nghiệp nơi tri thức được dạy bằng ghi nhớ các sự kiện để qua được kì thi hay thu được bằng cấp; chúng ta đang trong thời đại tri thức nơi kĩ năng là yếu tố then chốt để giúp các em thành công và cách duy nhất để phát triển những kĩ năng này là học qua hành, bằng việc học tích cực và học liên tục.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com