Dạy và học/4

Dạy và học/4

Một thầy giáo trẻ nói với tôi: “Tôi muốn là thầy giáo giỏi nhất và tôi đã dành nhiều thời gian học cách nói lưu loát để cho tôi có thể là giảng viên giỏi nhất cho sinh viên.”

Tôi nói với anh ta: “Cách nhìn của tôi về giáo dục là nhiều hơn chỉ việc học. Việc dạy thành công không nên được đo bằng thầy giáo giỏi thế nào trong việc dạy mà về sinh viên học được gì. Bạn có thể cho bài giảng xuất sắc nhưng khi được đo bằng hiệu quả của việc dạy đó theo việc học, bạn có thể ngạc nhiên. Nếu sinh viên không thể áp dụng được điều họ đã học, thế thì vấn đề là “Họ có thực được dạy không?” Nếu họ thực sự học, họ cần có khả năng hành động về điều họ đã học. Nếu họ ghi nhớ mọi công thức toán học nhưng không thể giải quyết được vấn đề, họ thực sự không học.”

“Điều quan trọng với thầy giáo là hội tụ vào việc học của sinh viên và giúp họ giải quyết với thất bại bởi vì từng thất bại là bước khác để tiến tới thành công. Ngay cả khi sinh viên làm sai, họ vẫn đang học và điều quan trọng với thầy giáo là khuyến khích và động viên họ thay vì làm họ thất bại. Tôi thích việc dạy trong cuốn “Sách về cung thuật”: “Ai nói một trăm lần bạn bắn trượt không có liên quan gì tới lần bạn bắn trúng mục tiêu?” Hệ thống giáo dục truyền thống quá hăm hở làm thất bại sinh viên vì mục đích của nó là chọn lọc vài người ưu tú nhưng giáo dục hiện thời là về giáo dục số đông để phát triển lực lượng lao động cho xã hội tri thức. Có nhiều bài kiểm tra hơn để loại bỏ sinh viên và chọn vài người ưu tú “đặc biệt” là quan niệm lạc hậu trở lại thời cổ của triều đại và vương quốc. Ngày nay đó là về năng lực áp dụng tri thức để phát kiến và tạo ra mọi thứ do đó, vai trò của thầy giáo là tạo điều kiện, động viên, và khuyến khích sinh viên học và việc học là mục đích tối thượng của giáo dục.”

“Sinh viên phải học tri thức căn bản rồi áp dụng chúng để phát triển kĩ năng. Tri thức và kĩ năng là hai mặt của cùng đồng tiền vì chúng bổ sung lẫn nhau. Điều gì sẽ xảy ra khi sinh viên không hiểu khái niệm? Điều đó có nghĩa là họ cần nhiều thông tin hơn vì họ đã không xử lí nó tốt. Thầy giáo phải giải thích cho họ theo cách khác bằng việc dùng các ví dụ thay vì liên tục đọc bài giảng về lí thuyết. Đôi khi một khái niệm quá trừu tượng và họ cần thời gian để xử lí nó. Nếu bạn tiếp tục đọc bài giảng, điều đó sẽ làm cho họ lẫn lộn hơn. Thay vì thế bạn nên dùng các ví dụ đơn giản để cho họ có thể liên hệ nó và đi tới cách riêng của họ để hiểu nó. Đây là cách vấn đề phức tạp được giải quyết bằng việc chia chúng thành những mảnh nhỏ hơn, dễ hơn. Thầy giáo giỏi nhất không cho câu trả lời hay sửa vấn đề cho sinh viên, mà trang bị cho họ những kĩ năng nào đó để cho họ có thể sửa vấn đề cho bản thân họ, và đây là chỗ việc học xảy ra.”

“Điều sinh viên biết và có khả năng làm là điều việc học đúng là gì. Do đó kiểm tra tương lai nên hội tụ nhiều vào làm chứ không ghi nhớ. Sinh viên cần đánh giá thường xuyên về điều họ nghĩ họ biết và đó là lí do tại sao tôi thích có bài kiểm tra hàng tuần để cho sinh viên có thể đánh giá được điều họ đã học, điều gì họ bỏ lỡ để cho họ có thể học lại. Tôi không thích hỏi các câu hỏi như “Định nghĩa về XYZ là gì?” hay “Mô tả ABC là gì …” vì chúng chỉ yêu cầu sinh viên ghi nhớ mọi thứ. Ngày nay bất kì ai cũng có thể “Google” câu trả lời từ Wikipedia. Câu hỏi kiểm tra tốt hơn sẽ là đưa họ vào một tình huống và để cho họ giải quyết vấn đề và thầy giáo nên dùng nhiều “trường hợp nghiên cứu” trong lớp thay vì đọc bài giảng. Việc dạy có dùng các trường hợp nghiên cứu sẽ làm cho sinh viên suy nghĩ và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề thay vì chỉ ghi nhớ câu trả lời hay công thức.” Đó là lí do tại sao tôi coi mục đích của giáo dục là sinh viên học nhiều bao nhiêu chứ không phải là thầy giào đọc bài giảng tốt thế nào.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com