Dạy và học/3
Trong thời đại tri thức này, giáo dục là rất quan trọng. Tuy nhiên với bất kì lí do gì, giáo dục là rất quan trọng. Tuy nhiên với bất kì lí do gì, tỉ lệ sinh viên đại học bỏ học đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. (1 triệu bỏ học ở Mĩ trong năm qua, 18 triệu ở Ấn Độ, và 35 triệu ở Trung Quốc). Năm ngoái, Viện hàn lâm quốc gia Mĩ cảnh báo rằng: “Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử, thế hệ trẻ hơn của chúng ta kém được giáo dục tốt hơn bố mẹ họ.” Dữ liệu về sinh viên bỏ học đã tạo ra nhiều tranh cãi, một số người đổ lỗi cho kinh tế, một số đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, một số đổ lỗi cho thầy giáo, và một số đổ lỗi cho sinh viên.
Trong phỏng vấn với báo chí, nhiều sinh viên bỏ học nói rằng đại học chán quá nên họ bỏ. Vài người thậm chí còn thách thức giá trị của giáo dục bốn năm vì họ thấy số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Một số người phàn nàn rằng họ mệt mỏi với hệ thống dạy “cổ điển” nơi họ phải ngồi thụ động hàng giờ trong lớp và nghe bài giảng dài dòng. Nhiều thầy giáo bảo vệ trường của họ bằng việc tranh cãi rằng một số trong các sinh viên này có thể không phù hợp cho đại học sau khi học trung học. Nhiều người không biết phải làm gì nên họ đi theo bạn bè họ vào đại học, họ đáng ra nên vào trường hướng nghề hơn là đại học. Họ có thể đúng vì một số sinh viên thực sự không thuộc vào đại học nhưng tôi nghĩ thiếu sự tham gia cũng có vai trò của việc học của sinh viên.
Ngày nay sinh viên không giống như nhiều năm trước đây, họ tích cực hơn cho nên giáo dục phải được điều chỉnh để khớp với phong cách của họ. Tôi tin rằng có sự tham gia tích cực vào học tập là cách tốt hơn để giáo dục họ. Là nhà giáo dục, chúng ta có trách nhiệm chuẩn bị cho họ, không chỉ cho việc làm hôm nay, mà còn cho việc làm trong mười hay hai mươi năm tới. Chúng ta không thể khuyến khích “học cả đời” nếu sinh viên thậm chí không muốn học cái gì đó ngày hôm nay. Vì công nghệ sẽ là phần lớn của tất cả các việc làm trong tương lai, chúng ta cần xây dựng tri thức và kĩ năng cho họ từ bây giờ. Để làm điều đó, chúng ta nên dùng công nghệ mà họ đã quen thuộc với cuộc sống thường ngày của họ. Ngày nay, nhiều sinh viên có điện thoại di động, thiết bị trò chơi video, và laptop. Đây là các thiết bị họ thích dùng và chúng là sự “trợ giúp học tập” tốt nhất để khởi xướng công nghệ với chương trình đào tạo.
Để khuyến khích học tích cực, tôi thường yêu cầu sinh viên truy nhập internet, tìm các bài báo hay có liên quan tới tài liệu mà tôi sẽ dạy trong tuần tới. Tổ tìm được bài báo hay nhất sẽ được cho điểm thưởng. Khi họ đem bài báo đó tới lớp, tôi sẽ thách thức họ chứng minh tạo sao bài báo họ lựa chọn là tốt hơn người khác. Từng tổ phải bảo vệ quan điểm của họ. Khi họ nói về các điểm mạnh của bài báo, tôi viết chúng lên bảng đen. Đến cuối giờ, tôi sẽ tóm tắt những điểm này như phần giới thiệu cho chủ đề mà tôi sẽ dạy tuần sau. Bằng việc làm điều này, tôi buộc sinh viên phải học tài liệu trước khi họ lên lớp. Họ không chỉ đọc tài liệu mà còn phân tích chúng để tìm ra điểm mạnh và đó là chỗ họ học kĩ năng phân tích. Bằng việc bảo vệ quan điểm của họ, họ học thương lượng, giải thích, trình bày và bù trừ, những điều là các kĩ năng mềm then chốt.
Tôi có một website cho từng lớp tôi dạy. Tôi yêu cầu sinh viên tạo ra các kịch đoạn, kịch bản có liên quan tới chủ đề mà họ vừa học trong lớp và làm băng video về họ bằng việc dùng máy chụp quay từ điện thoại của họ (mỗi kịch đoạn không quá 5 phút). Sinh viên xem kịch đoạn ngắn và bỏ phiếu cho kịch đoạn hay nhất. Bằng việc để cho họ giải thích khái niệm, sinh viên học cách làm rõ ràng và thẩm tra lại điều họ đã học. Bằng việc giới hạn giải quyết vấn đề trong video clip năm phút, sinh viên học về nhận diện khái niệm then chốt, cách trình bày chúng, nơi họ học cách trao đổi, trình bày, cộng tác và làm việc tổ. Kịch đoạn được lựa chọn sẽ được cập nhật trên website của tôi như việc làm podcasting cho nên tôi có thể chia sẻ với các lớp khác. Kiểu học này giúp cho sinh viên học lập kế hoạch, thương lượng và tạo ra cách nghĩ giải quyết vấn đề và thúc đẩy kĩ năng mềm.
Thỉnh thoảng tôi dùng một kĩ thuật có tên là “Ai sẽ dùng điều này” bằng việc yêu cầu sinh viên tạo ra một trang web quảng cáo giải thích một vấn đề được dùng trong “thế giới thực.” Họ phải cho ví dụ về vấn đề và biểu diễn cách giải quyết nó. Nó phải rực rõ và mầu sắc như một quảng cáo để cho họ có thể đăng lên trên website của tôi.
Tôi thường khuyến khích cái vào từ sinh viên để cho họ có cơ hội chia sẻ với tôi điều họ muốn thu được từ lớp. Tôi muốn biết cách họ đánh giá (hay không) cách tôi dạy và làm cho họ làm việc. Dựa trên cái vào của họ, tôi có thể nhận diện các cơ hội cải tiến. Thay vì cách truyền thống là có hai kì thi từng học kì, tôi cho phân công nhiệm vụ hàng tuần để chắc sinh viên theo kịp lớp. Tôi thích cho bài kiểm tra ngắn ở cuối mỗi tuần, tôi sẽ chấm điểm vào cuối tuần và cung cấp phản hồi cho sinh viên vào thứ hai. Tôi tin phản hồi đúng lúc là quan trọng để cho sinh viên biết họ đang đứng ở đâu. Điều này giúp xây dựng tri thức trong cả học kì và chỉ cho sinh viên điều họ đang học. Tất nhiên, một số người không thích điều đó vì họ nghĩ rằng lớp của tôi yêu cầu quá nhiều công việc nhưng phần lớn đều thích nó vì họ không phải học “nhồi nhét” cho bài kiểm tra.
Trong tuần đầu tiên của lớp, tôi thường yêu cầu một số người trong họ kể cho lớp về họ thấy bản thân họ ở đâu trong 5 tới 10 năm nữa kể từ nay. Nếu họ không biết, họ có thể thấy bản thân mình như người phát triển hay người quản lí thành công không? Tôi cũng yêu cầu họ về tiêu chí nào cho người phát triển hay người quản lí thành công? Kĩ năng của họ là gì? Những người này làm gì trong việc làm của họ? Tôi cũng yêu cầu họ hình dung xem họ ở các vị trí đó và họ cần làm gì để thành công? Bằng việc thăm dò mọi khả năng và cơ hội nghề nghiệp, tôi muốn họ đặt ra mục đích nghề nghiệp, mục đích học tập của họ và lập ra cách đo để theo dõi tiến bộ của họ. Khi sinh viên có chiều hướng rõ ràng và bản lộ trình cho nghề nghiệp của họ, họ thường làm tốt trong lớp vì họ biết họ cần cái gì để học tập.
Khi tôi có lớp lớn hơn, tôi sẽ chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn (3-6 sinh viên) để thảo luận về một vấn đề đặc biệt liên quan tới tài liệu môn học. Một nhóm nhỏ hơn, nơi từng cá nhân được yêu cầu để đóng góp, sẽ thường rút ra các ý tưởng và bình luận, bằng không họ sẽ giữ im lặng trong lớp lớn hơn. Nhóm nhỏ thường làm cho sinh viên nhút nhát hay ngần ngại thấy thoải mái hơn để học từ bạn của họ và khám phá những điều mới cùng nhau.
Trong cả lớp, tôi thường tìm ra một tình huống thực như các đoạn tin từ báo chí để giải thích cách tình huống đó có liên quan tới chủ đề mà họ đang học. Trước khi bắt đầu một chủ đề mới, tôi yêu cầu sinh viên làm nghiên cứu trên internet như đọc các bài viết từ Wikipedia, một số websites kĩ thuật để thu được ý tưởng nào đó cần được thảo luận trong lớp trước khi yêu cầu họ đọc sách giáo khoa. Bằng việc làm điều đó, sinh viên biết nhiều hơn về thực hiện trước khi họ học về lí thuyết. Điều này sẽ giúp cho sinh viên duy trì được tham gia vào với chủ đề.
Khi sinh viên bị căng thẳng bởi bài học, tôi thường chia sẻ với họ cách bản thân tôi (thầy giáo) cũng bị rối tung khi học chủ đề đó khi tôi ở tuổi họ. Tôi cố gắng làm cho nó thành vui đùa để cho chúng tôi có thể cười về nó và làm cho họ thấy thoải mái. Tôi thường chia sẻ với sinh viên về một số câu chuyện cá nhân khi là sinh viên, người phát triển, người quản lí, giám đốc và giáo sư kể cả nhiều sai lầm của tôi, thất bại của tôi với hi vọng khuyến khích họ.
Bằng việc đưa sinh viên tham gia tích cực vào việc học, chúng tôi có thể phát triển thói quen học tập bằng việc làm cho việc học ít bị căng thẳng. Vài năm nữa kể từ nay, sinh viên có thể quên điều họ đã học, họ có thể quên những công thức nào đó nhưng họ sẽ không quên cách họ học chúng. Thói quen học tập đó là nền tảng cho việc học tiếp tục của họ trong cả đời họ như điều học cả đời phải là vậy.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com