Dạy và học/2
Có ba yếu tố xác định thành công của sinh viên ở đại học: Tri thức, Tư duy phê phán, và Tò mò. Tri thức giúp họ học và hiểu thế giới quanh họ; Tư duy phê phán cho họ năng lực áp dụng tri thức của họ để giải quyết các vấn đề trong nghề nghiệp của họ; và Tò mò cho phép họ nhận ra những giới hạn của tri thức của họ và khuyến khích họ học thêm nữa.
Thầy giáo là người truyền tri thức nền tảng dựa trên nội dung môn học cho học sinh. Thầy cũng giúp học sinh phát triển tư duy phê phán của họ bằng việc đề nghị họ áp dụng điều họ đã học vào giải quyết vấn đề trong bài kiểm tra, câu hỏi, và bài tập về nhà v.v. Tuy nhiên, học sinh học khác nhau, một số học bằng hiểu; một số học bằng ghi nhớ. Ghi nhớ có thể giúp cho học sinh xây dựng tri thức nhưng không có tư duy phê phán. Học sinh có thể qua được bài kiểm tra bằng ghi nhớ nhiều lí thuyết và sự kiện nhưng điều đó sẽ không giúp cho họ phát triển tư duy phê phán.
Trong nhiều năm, giáo dục truyền thống đã hội tụ vào việc biết sự kiện để qua được bài kiểm tra và ghi nhớ là cách tiếp cận học tập. Bằng việc qua được nhiều bài kiểm tra ở các mức khác nhau, họ thu được bằng cấp. Trong suốt lịch sử, đã có nhiều người với các bằng cấp chuyên sâu nhưng không thể giải quyết được cái gì hay ra quyết định nào. Trong công việc, họ phải lệ thuộc vào các cố vấn; ở nhà họ phải dựa vào vợ để quyết định cho họ. Thỉnh thoảng vợ họ cho dù không đi học nhưng cô ấy vẫn có thể ra quyết định đúng vì tri thức của cô ấy không dựa trên lí thuyết mà dựa vào việc giải quyết thực hành các hoạt động hàng ngày.
Ngày nay tri thức là không đủ. Học sinh phải học cách giải quyết vấn đề. Ghi nhớ không còn là cách tiếp cận đúng mà áp dụng các lí thuyết vào giải quyết vấn đề và phát triển kĩ năng được ưa chuộng. Bằng việc giám sát các kĩ năng của học sinh, thầy giáo có thể thách thức họ cải tiến kĩ năng của họ bằng việc khuấy động tính tò mò trong học sinh và đây là chỗ việc học tích cực sẽ xảy ra. Khi học sinh bị thách thức để biết cái gì đó, họ tò mò và sẽ làm nghiên cứu riêng của họ để tìm ra về nó. Khi họ học cái gì đó; khi họ đọc về nó và làm việc với nó, nó trở thành có nghĩa cho họ. Khi học sinh hiểu tài liệu, họ nhớ nó lâu hơn. Tri thức của họ chuyển từ việc là cái gì đó được giữ trong đầu họ mà họ nhớ lại khi làm bài thi chuyển sang nền tảng cho tư duy phê phán của họ về điều họ có thể áp dụng khi được cần.
Khi học sinh được khuyến khích học cái gì dựa trên tò mò của họ, họ làm việc trên nó với các thành viên khác trong tổ, họ phátt triển kĩ năng làm việc tổ. Họ đang học để hỏi các câu hỏi, để tìm câu trả lời, để thách thức lí do, để xem xét các phương án, để đánh giá bằng chứng, và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng này được cải tiến thêm với phản hồi phụ từ thầy giáo. Trong tình huống này, học sinh là động cơ và thầy giáo là bánh xe.
Khi học sinh tự mình học tích cực, họ sở hữu tri thức. Việc học này trở thành kinh nghiệm biến đổi hay mơ "sâu" tương phản với việc học "bề mặt" hay ghi nhớ. Khi học sinh thấy cái gì đó quyến rũ, hay cái gì đó họ không biết rõ họ càng tò mò hơn và qua quá trình này khám phá ra cái gì đó mới, họ muốn học nhiều và cơn đói tiếp diễn này về nhiều hơn trở thành thói quen học cả đời.
Đây là lí do tại sao tôi nghĩ chúng ta cần thay đổi cách chúng ta dạy. Chúng ta cần đi khỏi truyền thống về việc thầy truyền tri thức sang học tích cực nơi học sinh học tài liệu theo cách riêng của họ với giúp đỡ từ thầy. Có lúc để nói cho học sinh điều họ cần biết trong trường tiểu học và trung học. Nhưng có lúc chúng ta phải khuyến khích sinh viên tự họ học theo động cơ riêng của họ. Sinh viên phải quyết định điều họ cần biết, cách họ học và trải nghiệm quá trình học điều sẽ giúp họ đi từ ai đó biết nhiều lí thuyết thành nhà chuyên nghiệp, người có thể áp dụng tri thức để giải quyết vấn đề. Bằng việc học liên tục những điều mới, họ trở thành công nhân tri thức để xây dựng xã hội tri thức vì chúng ta đang sống trong thế giới thông tin thay đổi nhanh chóng nơi loại dạy và học mới đang được cần tới.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com