Dạy tích cực và học tích cực
Có khác biệt giữa dạy ở Mĩ và ở châu Á. Lớp học ở Mĩ phần lớn sống động với những câu hỏi, thảo luận tương phản với lớp học ở châu Á thường yên tĩnh vì sinh viên tập trung vào nghe và ghi chép. Khi tôi hỏi câu hỏi, ít sinh viên tự nguyện trả lời. Ngay cả khi ai đó trả lời, tôi hỏi ý kiến của lớp để làm cho thảo luận tiếp diễn nhưng ít người sẽ cho phản hồi. Tôi hiểu rằng trong lớp học truyền thống, thầy giáo đọc bài giảng và sinh viên nghe. Sinh viên không được khuyến khích hỏi câu hỏi bởi vì một số thầy giáo tin quá nhiều câu hỏi có thể làm phân tán lớp học xa khỏi bài giảng và phí thời gian lớp học.
Việc đọc bài giảng truyền thống là tốt cho việc học lí thuyết nơi ghi nhớ là việc học then chốt và thi kiểm tra dựa trên việc sinh viên có thể nhớ được bao nhiêu. Không may phương pháp này không phù hợp để phát triển kĩ năng tư duy phê phán của sinh viên, điều được yêu cầu cho việc học khoa học. Thảo luận trên lớp đòi hỏi sinh viên xử lí thông tin họ đã nghiên cứu theo cách mới như hiểu nó, đánh giá nó, áp dụng nó, và thế rồi so sánh hiểu biết của họ với hiểu biết của người khác. Thảo luận lớp giữa giáo sư và sinh viên hay giữa sinh viên với nhau sẽ cải tiến khả năng học và giữ thông tin tốt hơn.
Để kiểu học này xảy ra, lớp học phải là chỗ sinh viên cảm thấy thoải mái. Họ phải không sợ hỏi câu hỏi hay lo nghĩ về việc diễn đạt ý kiến của họ. Giáo sư phải khuyến khích sinh viên hỏi các câu hỏi và giải thích cho họ một cách thấu đáo để chắc sinh viên hiểu khái niệm. Các giáo sư phải làm cho mọi người cảm thấy như họ là quan trọng bất kể họ hỏi câu hỏi nào. Khi sinh viên cảm thấy thoải mái, họ sẵn sàng tập trung chú ý của họ để học thêm.
Một cách để khuyến khích sinh viên tham gia trong lớp là hỏi các câu hỏi. Tôi thường hỏi các câu hỏi để giữ sự chú ý của sinh viên, như "Tại sao kĩ thuật này không có tác dụng trong tình huống này?” "Kĩ thuật khác là gì mà có thể có tác dụng ở đây?” Trong khi hỏi loại câu hỏi này, tôi sẽ đợi cho tới khi sinh viên nào đó đáp ứng. Nếu không thì tôi sẽ chỉ định ai đó cho câu trả lời như: “Bob, em nghĩ gì?” rồi khi Bob cho câu trả lời, tôi sẽ hỏi người khác: “Bill, em nghĩ gì về câu trả lời của Bob?” Bằng việc tiếp tục hỏi câu hỏi, tôi làm cho lớp tham gia vào rồi cuối cùng tôi sẽ làm cho cả lớp thảo luận tiếp. Lớp sẽ sống động hơn với nhiều sinh viên tham gia. Thỉnh thoảng tôi sẽ làm ra sự tham gia của sinh viên bằng việc yêu cầu họ giơ tay về chủ đề hay vấn đề nào đó. Tôi hỏi, "Bao nhiêu người trong các em đồng ý với câu trả lời của Bob?" hay "Bao nhiêu người cảm thấy rằng câu trả lời của Bill là tốt hơn?” rồi “Bao nhiêu người trong các em không đồng ý với câu trả lời của cả Bob và Bill và có câu trả lời khác?” Điều này bao giờ cũng dẫn tới bình luận hay thảo luận khác.
Khi tôi dạy ở châu Á, một giáo sư bình luận: “Dường như là thầy chẳng dạy gì mấy mà để cho sinh viên thảo luận giữa họ. Thầy có chuẩn bị bài giảng không? Làm sao thầy dạy được khi sinh viên đang làm toàn việc nói?" Tôi giải thích: “Sinh viên của tôi phải làm mọi bài đọc trước khi lên lớp. Khi họ tới lớp, họ không cần nghe bài giảng hay xem trình chiếu slide. Tôi đặt câu hỏi hay vấn đề và sinh viên trả lời bằng việc thảo luận giữa họ. Tôi không thích cho câu trả lời, ngay cả sau thảo luận tôi thường hỏi họ liệu họ có thể nghĩ tới giải pháp phương án khác nào không. Tôi cũng yêu cầu sinh viên tóm tắt điểm chính của tài liệu. Thỉnh thoảng tôi chia lớp thành vài nhóm sinh viên nơi họ phải thảo luận với nhau và trả lời câu hỏi mà tôi hỏi. Ý tưởng là biểu thị các quan điểm khác nhau về chủ điểm bằng việc có nhiều câu trả lời. Thỉnh thoảng, tôi sẽ yêu cầu họ đóng các vai khác nhau để làm sáng tỏ trường hợp thực. Chẳng hạn, trong thảo luận về dự án phần mềm, sinh viên có thể đóng vai khách hàng, người quản lí dự án, người thiết kế, người lập trình, người đảm bảo chất lượng v.v. Sinh viên trong lớp không thủ vai sẽ đóng vai trò khán giả và hỏi câu hỏi. Tôi đóng vai người dẫn và chuẩn bị vài câu hỏi mà sẽ gợi ra các quan điểm khác để làm cho thảo luận bắt đầu. Tôi thấy rằng bằng việc có kiểu thảo luận này, sinh viên có thể học nhiều hơn về tư duy phê phán và giải quyết vấn đề hơn chỉ là nghe thụ động bài giảng.
Tôi nói với vị giáo sư kia: “Dường như là tôi không giảng gì mấy, chỉ tạo điều kiện cho thảo luận nhưng thực tế điều đó đòi hỏi nhiều chuẩn bị hơn là xây dựng bài giảng. Trong kiểu dạy tích cực này, tôi tạo ra quá trình học mới nơi sinh viên học tích cực và đó là bản chất của phương pháp dạy mới. Lúc ban đầu, sinh viên miễn cưỡng và ngần ngại tham gia bởi vì họ không biết mấy về phương pháp mới này nhưng sau vài tuần, tất cả họ đều bảo tôi rằng họ thích thú nó nhiều hơn. Nó buộc họ tới lớp phải được chuẩn bị và sẵn sàng tham gia vào thảo luận và họ học được nhiều. Đặc biệt bởi thời gian tôi bỏ ra, phần lớn nói với tôi là họ thích phương pháp "học qua hành" hơn nghe giảng cổ điển, cho dù họ phải làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều thời gian hơn trước khi lên lớp.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com