Dạy khái niệm mới

Dạy khái niệm mới

Tuần trước, một thầy giáo trẻ nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao nhiều sinh viên gặp khó khăn với những khái niệm cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm và cây nhị phân. Tôi dành ra hai tuần dạy họ nhưng phần lớn vẫn không hiểu nó. Thật là thất vọng.”

Tôi bảo anh ấy: “Là thầy giáo dạy khoa học máy tính, những khái niệm cơ bản này là hiển nhiên thế với bạn vì bạn là chuyên gia nhưng với sinh viên, đây là lần đầu tiên họ học điều đó cho nên họ cần thời gian. Điều bạn cần là đặt bản thân bạn vào vị trí của sinh viên, bạn nên cố hiểu điều đang xảy ra trong tâm trí sinh viên vì họ còn chưa phát triển các kĩ năng này. Điều bạn cần là giúp cho sinh viên nhận diện hiểu lầm, lẫn lộn hay sai lỗi của họ và sửa chúng để cho họ có thể học và phát triển kĩ năng riêng của họ.”

Anh ấy hỏi: “Thầy gợi ý gì?”

Tôi giải thích: “Khi học khái niệm mới, có những điều mà sinh viên không hiểu rõ. Bạn không thể chỉ giảng bài và mong đợi họ biết mọi thứ mà bạn cần hỏi họ các câu hỏi, cho họ các vấn đề cần giải quyết để chứng tỏ rằng họ hiểu nó. Hỏi câu hỏi là dễ nhưng không hiệu quả vì bạn không biết ai trong số họ hiểu rõ và ai không hiểu vì chỉ vài người trả lời câu hỏi của bạn. Cách tốt hơn để dạy khái niệm mới là cho sinh viên các nhiệm vụ nào đó để làm để chứng tỏ rằng họ biết rõ khái niệm và bằng việc thực tế làm nó vài lần họ sẽ phát triển các kĩ năng. Sau khi cho bài giảng, bạn cần yêu cầu sinh viên nhận diện bất kì khó khăn, hay lẫn lộn đặc biệt nào về khái niệm mới. Nếu họ không thể mô tả được chúng, bạn nên xác định họ đang gặp rắc rối ở chỗ nào bằng việc cho họ những nhiệm vụ đơn giản để giải quyết. Điều này làm chậm việc dạy trong lớp nhưng nó là quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc trước khi chuyển sang chủ đề tiếp. Bạn nên chọn một sinh viên người hoàn thành tốt nhiệm vụ này để giải thích nó cho lớp bằng việc giải nó trên bảng để cho những người khác có thể thấy được nó thay vì bạn cho họ câu trả lời đúng. Sau đó, bạn sửa đổi nhiệm vụ này hơi chút và để cho cả lớp làm việc qua nhiệm vụ đó theo cách riêng của họ. Đến lúc này, phần lớn sinh viên phải có khả năng làm điều đó nhưng vẫn còn vài người đang bị lẫn lộn cho nên bạn chọn một sinh viên khác lên giải vấn đề trên bảng lần nữa để cho cả lớp có thể thấy cách vấn đề được giải lần thứ hai. Bạn sửa đổi nhiệm vụ này lần nữa rồi để cho lớp làm việc trên nó lần thứ ba để xem liệu còn ai vẫn gặp khó khăn không. Là thầy giáo, bạn nên để sinh viên tự giải các vấn đề và chỉ cung cấp trợ giúp khi được cần.”

“Về căn bản, khi cố giải vấn đề, nhiều sinh viên không chắc về bản thân họ. Việc thiếu tự tin này ngăn cản họ không học được khái niệm mới. Điều quan trọng là khuyến khích học độc lập bằng việc cho họ cảm giác về hoàn thành nào đó. Đó là lí do tại sao thay vì tự bản thân bạn giải vấn đề trên bảng đen, bạn nên để các sinh viên khác làm điều đó và tiếp tục nhiệm vụ này hai hay ba lần. Điều này sẽ cung cấp việc nhấn mạnh tích cực để cho sinh viên biết rằng họ có thể tự mình làm điều đó. Điều quan trọng là để cho họ giải vấn đề vài lần cho tới khi họ thực tế học được nó thay vì cho câu trả lời đúng cho nên sinh viên sẽ học rằng không có giải pháp tức thời như vậy. Họ phải học qua nhịp riêng của họ về thực tế “làm nó để học nó.” Bằng việc từ chối cho câu trả lời, bạn khuyến khích họ học bằng việc xem các ví dụ về giải quyết vấn đề được các sinh viên khác cho. Nếu bạn cùng lớp của họ có thể làm được điều đó, họ cũng có thể làm được điều đó và đây là chỗ họ học xây dựng lòng tin vào bản thân họ và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề riêng của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com