Dạy hiệu quả
Khi tôi còn là sinh viên đại học tôi học môn học về kinh tế vĩ mô. Mặc dầu tôi học về kĩ nghệ phần mềm nhưng tôi bao giờ cũng quan tâm tới các lĩnh vực khác và tôi nghĩ môn này chắc sẽ mở rộng tri thức của tôi về kinh tế. Tuy nhiên, nó lại là môn học tồi nhất mà tôi đã từng học vì mỗi ngày, giáo sư đều đứng trước lớp với cuốn sổ cũ kĩ, đã được dùng nhiều lần vì cuốn sổ này rách tả tơi sau nhiều năm sử dụng. Ông ấy đọc chầm chậm từ cuốn sổ về các lí thuyết, biến cố, và sự kiện đã cũ nhiều năm và chưa bao giờ nhìn vào sinh viên. Là sinh viên trẻ, tôi cảm thấy lớp này chán nên tôi chỉ làm điều tôi có thể làm để qua được môn học mà chẳng học được gì mấy.
Nhiều năm sau, khi tôi trở thành giáo sư tôi đã đặt cho bản thân mình một mục đích rằng tôi sẽ không bao giờ dạy trên lớp như thế. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy điều đó thường xảy ra cho các giáo sư có nhiều năm dạy cùng chủ đề dùng cùng tài liệu. Điều là hành động dạy học hứng thú trước đây có thể trở thành việc thường lệ nhàm chán về sau cho nên tôi tránh điều đó bằng việc thay đổi các tài liệu môn học cứ hai năm một để chắc rằng sinh viên của tôi có tài liệu hiện thời nhất đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp. Tôi thường xuyên học những điều mới và thử các ý tưởng mới thay vì trở nên bằng lòng với khái niệm về “Đây là điều tôi bao giờ cũng làm,” tôi tin rằng cách tốt nhất để giữ cho tươi tắn về trí tuệ là thường xuyên học điều mới để giữ cho tôi vẫn còn sinh động. Khi lớp của tôi trở thành phổ biến với sinh viên, một số bạn bè thường hỏi tôi làm sao tôi có thể giữ cho bản thân mình được tham gia, nhiệt tình, và được hứng thú về việc dạy sau nhiều năm và tôi chia sẻ với họ kĩ thuật của tôi:
Thứ nhất, tôi không bao giờ dùng cùng tài liệu hai lần nhưng tạo ra tài liệu mới mỗi năm. Bằng việc có tài liệu mới cho môn học, nó buộc tôi phải thay đổi tài liệu môn học hiện có và cho phép tôi hội tụ vào cách tôi sẽ dạy từng mục đặc biệt của môn học. Cứ ba tới năm năm tôi thiết kế lại toàn bộ môn học. Bằng việc làm điều đó, sinh viên của tôi không thể dùng các bài kiểm tra, bài tập về nhà, câu hỏi từ năm trước cho nên ít người có thể gian lận trong lớp của tôi. Tôi không thích dùng sách giáo khoa trong môn học của tôi. Tôi đã viết vài cuốn sách giáo khoa trước đây và tôi phải mất quãng hai năm để viết và nhà xuất bản cần thêm một năm nữa để biên tập cho nên đến lúc sinh viên có sách giáo khoa, nó là tụt lại sau ba năm. Trong thế giới công nghệ, ba năm là thời gian rất dài cho nên tôi thôi viết sách giáo khoa và dùng các tin tức thời sự, bài báo làm tài liệu thế cho sách giáo khoa.
Thứ hai, tôi bao giờ cũng tình nguyện dạy cái gì đó mới và bằng cách buộc bản thân mình học những điều mới, tôi có thể giữ cho lớp hứng thú hơn. Tất nhiên dạy môn mới yêu cầu nhiều công việc và thời gian hơn nhưng nó làm cho tôi sinh động hơn. Mặc dầu tôi dạy về công nghệ, tôi thường thêm ứng dụng của công nghệ vào các khu vực khác như doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, và chế tạo. Để học những điều này, tôi thường dự giờ các môn học khác về doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ và chế tạo ở đại học. Bằng việc ngồi trong các lớp này và nghe các giáo sư khác, tôi học nhiều hơn chỉ đọc từ sách. Nếu tôi thấy cái gì đó thú vị, tôi sẽ tìm một số chuyên gia và đề nghị họ giải thích cho tôi để cho tôi tiếp tục mở rộng tri thức của tôi trong các khu vực khác.
Tôi tin rằng bằng việc giữ cho bản thân tôi được sinh động, sinh viên của tôi có kinh nghiệm học tập tốt nhất mà họ có thể có. Bằng việc cam kết với cải tiến và học tập, tôi có thể làm cho việc học của sinh viên được hứng thú hơn, sống động hơn và tốt hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com