Dạy Công nghệ thông tin

Dạy Công nghệ thông tin

Trên khắp thế giới, từ châu Á tới châu Phi, từ châu Âu tới Australia, mọi trường đang xô vào chấp nhận Công nghệ thông tin (CNTT) trong chương trình của họ. Ở Trung Quốc, khẩu hiệu phổ biến là: “Không bằng cấp công nghệ, không việc làm,” và ở Ấn Độ, khẩu hiệu còn trực tiếp hơn: “Không việc làm phần mềm, không hôn nhân.” Với nhu cầu cao và cung cấp thấp về công nhân có kĩ năng công nghệ trong thị trường việc làm toàn cầu, dễ hiểu tại sao mọi hệ thống giáo dục đều nhiệt tình với CNTT. Sự sút giảm liên tục về giá máy tính, laptops, máy tính bảng và điện thoại di động làm cho việc dùng CNTT thành việc đảm đương được cho mọi người.

Khi tôi ở Ấn Độ năm ngoái, một quan chức chính phủ bảo tôi: “Chúng tôi sẽ cung cấp mười triệu máy tính bảng cho các trường tiểu học và trung học trong nước chúng tôi. Trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là “Trung tâm công nghệ của thế giới.” Về sau khi tôi ở Trung Quốc, một hiệu trưởng phổ thông nói cùng điều này: “Chúng tôi sẽ trang bị cho mọi trường ở nước chúng tôi bằng máy tính và trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là nước công nghệ hàng đầu trên thế giới.” Tôi đọc trên báo chí rằng nhiều nước ở châu Phi cũng có những kế hoạch đưa nhiều máy tính vào lớp học của họ. Dường như là đưa nhiều phần cứng hơn vào trong lớp sẽ làm cho học sinh trở thành “thiên tài công nghệ” nhưng có những câu hỏi nào đó cần được đề cập nhưng tôi đã KHÔNG thấy câu trả lời.

Khi tôi hỏi: “Làm sao công nghệ thông tin giúp đạt tới mục đích giáo dục?”, “Ai sẽ dạy công nghệ?”, “Chi phí thực hiện công nghệ trong trường của bạn là gì và ích lợi được mong đợi là gì? “Làm sao bạn đo thành công của thực hiện công nghệ?” Câu trả lời được cho là ngây thơ và đáng nghi ngờ. Một quan chức nói: “Máy tính bảng sẽ giúp học sinh truy nhập Internet.” “Thầy giáo sẽ dạy học sinh về công nghệ?” Người khác giải thích: “Sinh viên sẽ có được việc làm tốt bởi vì họ biết máy tính.” Một hiệu trưởng dường như không thoải mái: “Chi phí là chi phí về máy tính thôi. Cái gì khác nữa? Và sao thầy hỏi vậy?” Không ai có khả năng trả lời những câu hỏi về làm sao đo được thành công.

Học về công nghệ KHÔNG đơn giản thế. Bạn không thể đặt máy tính vào trong phòng học và mong đợi học sinh trở thành “Bill Gates hay Steve Jobs”. Bạn cần các thầy giáo đào tạo họ và không có kế hoạch đào tạo thầy giáo, bạn sẽ không bao giờ nhận ra ích lợi. Mua phần cứng là dễ, mua phần mềm cũng dễ nhưng đào tạo thầy giáo KHÔNG đơn giản thế. Có những thầy không muốn thay đổi và có những thầy sau đào tạo sẽ bỏ việc dạy để làm việc trong công nghiệp để có lương tốt hơn. Mua máy tính là rủi ro, vì yếu tố lỗi thời. Công nghệ máy tính thay đổi nhanh chóng và không có kế hoạch đúng tại chỗ, trong một thời gian ngắn, mọi phần cứng sẽ lỗi thời và chi phí thay thế là rất đắt. Phần mềm đào tạo cũng rủi ro, bởi vì yếu tố lỗi thời. Bạn có thể dạy sinh viên lập trình Java ở trường tiểu học nhưng đến lúc chúng vào trường trung học, lập trình có thể đổi sang cái gì đó khác cho nên học sinh sẽ không bao giờ có cơ hội dùng nó. Mười năm trước, Window XP là “nóng” rồi trong vài năm qua, Window 7 đã là “nóng hơn” và ngày nay có Window 8 và Microsoft không còn hỗ trợ cho Window XP. Không lâu trước đây, máy để bàn Desktop là “nóng” rồi Laptop là “nóng hơn” và ngày nay bạn có máy tính bảng và vài người thậm chí không mua desktop nữa.

Học về công nghệ như xử lí văn bản, tìm Web, gửi emails, tải xuống và tải lên các bài báo, thực hiện tính toán và viết các ứng dụng đơn giản tất cả đều là những “kĩ năng cơ bản” có thể được học trong vài ngày hay vài tuần nhưng không có đào tạo đúng từ các thầy giáo có chất lượng, nó có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Chẳng hạn, một bộ kiểm tra chính tả trong xử lí văn bản có thể giúp kiểm tra chính tả cho một số từ, nhưng không đảm bảo từ đúng được dùng. Điều này yêu cầu kĩ năng viết mà chỉ có thể do thầy giáo dạy. Web có thể cung cấp nhiều thông tin, nhưng KHÔNG phải mọi tài liệu đều đúng, các kĩ năng khác được cần để kiểm nghiệm tài liệu này và điều đó chỉ có thể được dạy bởi thầy giáo. Về căn bản máy tính KHÔNG THỂ thay thế cho thầy giáo, vì bạn cần có thầy giáo trong mọi lớp học để cung cấp việc đào tạo đúng cho học sinh. Tuy nhiên, khi tôi kiểm điểm mọi kế hoạch về thực hiện CNTT trong nhà trường, tôi đã KHÔNG thấy bản kế hoạch nào nhắc tới đào tạo thầy giáo. Đây là câu trả lời duy nhất, trong vội vàng mua thêm nhiều máy tính và công nghệ, nhiều người đã quên mất rằng trong giáo dục thầy giáo là quan trọng nhất. Họ là quan trọng hơn mọi phần cứng và phần mềm. Họ quan trọng hơn mọi máy phục vụ và mạng internet mà mọi trường đang vội vàng đưa vào tại chỗ. Chi phí mua những trang thiết bị này là khổng lồ, trong nhiều trăm triệu đô la nhưng không có thầy giáo, trong vài năm chúng tất cả sẽ lỗi thời. Và điều đó có nghĩa là sẽ không có ích lợi. Nhưng nếu bạn đưa số tiền đó vào đào tạo thầy giáo, đầu tư vào mọi thầy giáo trẻ người vẫn đang học trong các đại học để phát triển thế hệ mới những thầy giáo công nghệ, mọi sự sẽ khác.

Năm ngoái, khi một nhóm quan chức chính phủ từ các nước đang phát triển tới thăm CMU, một quan chức giáo dục mức cao đã hỏi tôi về cách cải tiến hệ thống giáo dục. Câu trả lời của tôi là rõ ràng: “Các ông không thể cải tiến được hệ thống giáo dục nếu không có thầy giáo. Các ông phải bắt đầu với các thầy giáo thì mọi sự sẽ tốt.” Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Thế về máy tính bảng và laptop thì sao? Chúng tôi cần cái đó cho sinh viên của mình. Tôi mong đợi câu trả lời khác từ ông như một nhà chuyên môn máy tính.” Tôi mỉm cười: “Đừng quên rằng tôi cũng là một thầy giáo.” Về sau khi ông ấy tới thăm văn phòng của tôi, tôi chỉ cho ông ấy một áp phích trên bàn tôi: “Nếu bạn có thể đọc được điều này, cám ơn thầy của bạn.” Ông ấy gật đầu vì ông ấy hiểu thông điệp của tôi và chúng tôi bắt tay.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com