Dạy điều liên quan

Dạy điều liên quan

Là thầy giáo, chúng ta có lẽ nghe các lời bình luận từ sinh viên như: “Lớp này là vô dụng.” Hay “Tôi không quan tâm về tôi đã học cái gì, miễn là qua được lớp.” Hay “Tôi không thích lớp này nhưng cần học nó để tốt nghiệp.” Phần lớn sinh viên không biết rằng thầy giáo không thể đổi được nội dung lớp vì chúng được chính phủ hay quản trị nhà trường buộc phải theo nhưng là thầy giáo, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy nó. Nếu chúng ta có thể cải tiến lớp và phương pháp dạy, chúng ta có thể tạo ra khác biệt và có khả năng đạt tới mục đích dạy học của chúng ta.

Để cải tiến việc học của sinh viên, tôi bao giờ cũng giải thích sự liên quan của tài liệu môn học ngay lúc bắt đầu của từng lớp. Tính liên quan là cái gì đó có nghĩa và thú vị cho sinh viên như bởi việc biết về tài liệu và phát triển kĩ năng này; họ có thể áp dụng nó ngay lập tức trong công nghiệp. Bằng việc giải thích họ có thể đương đầu với vấn đề gì và họ có thể có câu hỏi nào khi họ đi làm và làm sao tài liệu lớp có thể giúp được họ, sinh viên sẽ chăm chú hơn và sẵn lòng học nhiều hơn.

Cách dễ nhất để làm cho sinh viên chú ý là mô tả vấn đề, câu chuyện ngắn, hay để cho họ xem đoạn video ngắn rồi bảo họ “Bây giờ, chúng ta nhìn vào trong một khái niệm hay qui trình mà có thể giúp chúng ta hiểu được nhiều hơn về tình huống này.” Ngày nay sinh viên dễ dàng bị sao lãng bởi nhiều thứ cho nên thay vì dành nhiều thời gian vào đọc bài giảng, tôi ưa thích có bài giảng ngắn (15 phút) rồi hỏi các câu hỏi để đưa họ vào trong thảo luận. Nếu họ phải ngồi im lặng và nghe, họ có xu hướng nghĩ tới cái gì đó khác và quên tài liệu học. Vì điều họ nghe trong lớp có thể bị quên đi nhanh chóng, tôi thường chọn các lí thuyết, kĩ năng hay qui trình quan trọng nhất mà tôi muốn họ nhớ và lặp lại chúng vài lần trong môn học. Để làm cho họ nghĩ nhiều hơn về nó, tôi thường dùng đoạn video ngắn hay hình ảnh làm cho họ trực quan hoá tài liệu vì điều họ thấy họ sẽ nhớ. Rồi tôi đưa tài liệu này vào trong bài kiểm tra để cho họ phải áp dụng điều họ đã học vào giải quyết vấn đề và đây là cách họ sẽ hiểu và phát triển các kĩ năng được cần. (Khái niệm này dựa trên một câu đơn giản: tôi nghe và tôi quên; tôi nhìn và tôi nhớ; tôi làm và tôi hiểu)

Vài năm trước đây khi tôi tới thăm một công ti Ấn Độ, một người quản lí đã háo hức khi gặp tôi: “Thầy còn nhớ em không?” Tất nhiên tôi không nhớ cho nên anh ta giải thích: “Em đã học lớp Kĩ nghệ yêu cầu của thầy ở CMU, em thích lớp đó và mọi hình ảnh thầy đã cho chúng em xem ở lúc bắt đầu mỗi lớp để làm cho chúng em chú ý.” Tôi có hàng trăm hình ảnh và hoạt hình cho nên tôi mơ hồ chả nhớ gì. Anh ấy vẫn háo hức: “Có một bức hình chỉ ra người quản lí nói với người phát triển: “Làm tới và viết mã đi trong khi tôi đi kiếm yêu cầu của khách hàng” và cả lớp cười. Đó là lớp hay và em không bao giờ quên nó.” Đó là sức mạnh của trực quan hoá.

Tất nhiên, sinh viên phải làm nhiều hơn chỉ là nhớ sự kiện hay khái niệm để qua được lớp. Họ phải có khả năng áp dụng đúng để phát triển các kĩ năng có nghĩa với các tài liệu họ đã học. Bằng việc hội tụ nhiều hơn vào điều họ có thể làm thay vì điều họ phải ghi nhớ, chúng ta có thể thay đổi thái độ học tập của họ. Điều này sẽ khuyến khích họ vẫn còn được hội tụ và được tham gia trong toàn thể quá trình học tập và giữ lại thông tin và kĩ năng lâu hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com