Cuộc khủng hoảng sắp tới

Cuộc khủng hoảng sắp tới

Theo một khảo cứu toàn cầu, mặc cho thiếu hụt công nhân có kĩ năng về khoa học và công nghệ, số học sinh ghi danh vào những lĩnh vực này vẫn thấp hơn được mong đợi; điều có nghĩa là thiếu hụt công nhân có kĩ năng sẽ tiếp tục trong tương lai. Khảo cứu này thấy ba lí do then chốt cho việc ghi danh thấp: Thứ nhất, nhiều sinh viên không được chuẩn bị để học khoa học và công nghệ bởi vì họ không có nền tảng tốt ở trung học. Thứ hai, thiếu hụt thầy giáo công nghệ đủ tư cách và học sinh thường đổi lỗi cho việc dạy nghèo nàn như lí do để họ không ghi danh vào lĩnh vực công nghệ. Thứ ba, nhiều chương trình đào tạo đã được xây dựng từ nhiều năm trước, do đó lỗi thời và học sinh cảm thấy việc học công nghệ lỗi thời là không đáng bỏ công.

Điều rõ ràng từ khảo cứu này là cần lấy các bước cần thiết để cải thiện số học sinh ghi danh vào lĩnh vực khoa học và công nghệ. Vấn đề thứ nhất không khó giải quyết, các đại học có thể tạo ra các môn học phụ đạo để xây dựng lại nền tảng cho học sinh những người có thể không có những kĩ năng này ở trường trung học để cho họ có thể thành công ở mức đại học. Vấn đề thứ hai cũng không khó giải quyết nhưng nó yêu cầu cam kết mạnh từ người quản trị đại học để cấp tài nguyên cung cấp cho đào tạo phụ thêm cho các thầy trong khoa, những người dạy khoa học và công nghệ. Giải pháp cho điều thứ ba có thể khó vì nó yêu cầu các đại học đại tu các chương trình đào tạo hiện có của họ và thiết kế lại chúng để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Nhưng không có những giải pháp này, đất nước không thể phát triển đủ công nhân có kĩ năng trong khoa học và công nghệ để cải thiện nền kinh tế của nó.

Thập kỉ thứ nhất của thế kỉ 21 là thời kì của những phát kiến khoa học và công nghệ sâu sắc nơi công nghệ làm thay đổi mọi thứ. Nó cũng làm thay đổi cân bằng sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia khi chúng ta thấy việc suy sụp của nhiều nước và việc vươn lên của các nước khác. Những thay đổi này cho phép một số nước thu được nhiều lợi thế hơn nhưng cũng kéo các nước khác xuống về kinh tế và họ có thể không bao giờ bắt kịp được. Một nhà kinh tế giải thích: “Công nghệ giúp cho một số nước thăng tiến kinh tế của họ với nhiều việc làm; nhưng nó cũng làm cho các nước khác, nhưng nước không thể bắt kịp được, rơi vào trong hỗn độn, thất nghiệp cao, nhiều bạo hành và cuối cùng nền kinh tế của họ sẽ sụp đổ.”

Nếu bạn nhìn vào những nước này, hệ thống giáo dục của họ không đổi trong nhiều năm và có lẽ sẽ không đổi gì mấy. Học sinh của họ đang vật lộn với sách giáo khoa mà lạc hậu rồi; thầy giáo của họ đang vật lộn với chi phí sống cao hơn do lương thấp. Khi thầy giáo không thể hội tụ vào việc dạy được, học sinh không thể học tốt và điều đó sẽ lan rộng trong toàn thể hệ thống giáo dục. Khi học sinh tiểu học không thể hoàn thành đẳng thứ toán học đơn giản hay viết câu đầy đủ, họ sẽ không học tốt ở trung học và bỏ học. Ở nhiều nước châu Phi, tỉ lệ bỏ học trong trường trung học là 67% và ở châu Á con số là 38%. Cho dù học sinh có thể vượt qua chướng ngại nào đó để vào đại học, cuộc vật lộn sẽ tiếp tục và tỉ lệ bỏ học đại học trong số họ cũng là cao (47%). Trong quá khứ, những sinh viên bỏ học này có thể làm việc trong khu vực nông nghiệp hay trong cơ xưởng như công nhân lao động thủ công. Nhưng ngày nay công nghệ được dùng để tăng tính hiệu quả bằng robots và tự động hoá cơ xưởng cho nên có ít việc làm hơn dành cho lao động không có kĩ năng. Ngày nay phần lớn việc làm đều yêu cầu mức độ giáo dục cao hơn và các công ti chỉ thuê những người có tập kĩ năng công nghệ nào đó. Điều này có nghĩa là nhiều thanh niên sẽ bị thất nghiệp trong thời gian dài hay có thể cả phần còn lại đời của họ. Thực ra, các bất lợi cho những người không nhận được giáo dục tốt đã là phổ biến. Ở những nước này, người thất nghiệp trẻ đang đạt tới điểm sôi và có thể bùng nổ bất kì lúc nào.

Nhiều học sinh trẻ có thể không để ý tới thế giới đang thay đổi này. Chỉ trong vài năm triển vọng tương lai của họ sẽ được xác định bởi họ biết nhiều thế nào và họ có kĩ năng gì trong khu vực khoa học và công nghệ. Nếu họ không nhận được hướng dẫn đúng và không được chuẩn bị cho vài năm tới, họ sẽ ở trong hàng triệu người thất nghiệp và không có kĩ năng. Lỗ hổng kĩ năng xảy ra trong toàn thể hệ thống giáo dục sẽ tiến hoá thành lỗ hổng của thu nhập giữa mọi người và tạo ra một xã hội bị phân chia giữa người có giáo dục và người không có giáo dục, người có kĩ năng và người không có kĩ năng, người giầu và người nghèo. Phân chia cực đoan như vậy sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và cho thế giới.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng sắp tới, mọi nỗ lực phải tập trung vào cải tiến hệ thống giáo dục để hội tụ vào khoa học và công nghệ. Rủi ro là cao nếu tiếp tục không để ý. Thiệt hại sẽ sớm là không đảo ngược được nếu chúng ta không hành động bây giờ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com