Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là đây

Một người viết cho tôi: “Thầy viết trên blog của thầy rằng Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là ở đây nhưng tôi chưa thấy cái gì cả? Nó sắp sớm tới hay đã ở đây rồi? Xin thầy giải thích.”

Đáp: Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là Ở ĐÂY và BÂY GIỜ. Lí do chúng ta gọi nó là thứ tư vì có ba cuộc cách mạng chính đã xảy ra trước nó. Cuộc cách mạng thứ nhất dựa trên phát minh ra công nghệ động cơ hơi nước nơi máy có thể được dùng trong nhiều ngành công nghiệp để tăng năng suất. Cuộc cách mạng thứ hai dựa trên phát minh ra điện tạo khả năng phát triển công nghiệp chế tạo lớn như ô tô, dầu, khí ga v.v. Cuộc cách mạng thứ ba dựa trên phát minh ra các cấu phần điện tử và máy tính tạo khả năng phát triển công nghiệp phần cứng và phần mềm, công nghiệp liên lạc di động, và Internet.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng thứ tư KHÔNG dựa trên những phát minh mới như ba cuộc cách mạng đầu mà tích hợp nhiều phát minh trước đây vào trong phát kiến mới (như, Robotics, trí khôn nhân tạo, công nghệ na nô và công nghệ sinh học v.v.) Điều quan trọng cần phân biệt sự khác biệt ở đây. “Phát minh” là tạo ra cái gì đó mới nhưng “Phát kiến” là tạo ra giá trị cho phát minh đã có. Chẳng hạn, bộ vi xử lí là phát minh nhưng nó chỉ là một cấu phần điện tử trên bảng mạch. Nhưng việc áp dụng bộ vi xử lí hay “phát kiến của phát minh này” đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm, từ máy tính tới điện thoại di động và nhiều sản phẩm khác mà chúng ta đang dùng ngày nay.

Bằng kết nối những phát kiến này có dây hay không dây qua Internet những phát kiến này có thể phá vỡ các doanh nghiệp và nền công nghiệp hiện thời bằng việc tối ưu hoá năng suất và lợi nhuận cho những người có thể tận dụng ưu thế của chúng. Nói cách khác, cuộc cách mạng lần thứ tư là về “ÁP DỤNG” các công nghệ để tạo ra nhiều “PHÁT KIẾN” vì ích lợi cho vài nước, vài công ti, hay cho những người biết cách tận dụng ưu thế của cơ hội này.

Ngày nay mọi nước đều bị tác động bởi cuộc cách mạng này. Lí do mọi người không thấy nó là vì họ đã dùng chúng một cách vô ý thức. Chẳng hạn, khi bạn gửi cho tôi một email, bạn đã dùng công nghệ rồi, phải không? Bạn đã bao giờ hỏi cái gì xảy ra khi nhiều người dùng email không? Cái gì xảy ra cho bưu điện? Cái gì xảy ra cho những người đưa thư? Ngày nay mọi người dùng điện thoại di động, điện thoại có dây sẽ sớm mất đi. Bạn có hỏi cái gì xảy ra cho những người làm việc trong ngành công nghiệp điện thoại có dây không? Ngày nay mọi người đọc báo trực tuyến, xem tin tức trên youtube và chia sẻ thông tin trên Facebook. Điều gì sẽ xảy ra cho báo giấy hay nghành công nghiệp tạp chí? Về căn bản, những phát kiến mới phá vỡ các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp, và cuộc sống của những người làm việc ở đó. Khi bạn dùng máy tính, điện thoại di động, xem tin tức trên YouTube hay chia sẻ thông tin trên Facebook, bạn là “NGƯỜI TIÊU THỤ” những phát kiến này. Bạn đã bao giờ hỏi ai sẽ được lợi từ những phát kiến này không? Tôi chắc bạn quen thuộc với Microsoft, Apple, Facebook hay những người có tên Bill Gates, Steve Jobs, và Mark Zuckerberg v.v.

Không lâu trước đây, mọi người chụp ảnh bằng máy chụp phim nhưng ngày nay họ chụp ảnh bằng máy ảnh số thức hay điện thoại di động của họ. Điều gì xảy ra cho những người làm việc trong công nghiệp phim ảnh? Bạn có thấy bất kì bộ phim quay bằng máy quay phim nào bán hạ giá về sau không? Họ mất rồi. Ngày nay 35% số người trên thế giới đang mua các thứ trực tuyến nhưng số này sẽ sớm lên tới 60% và nhiều hơn. Đến lúc đó, nhiều cửa hàng vật lí sẽ biến mất. Khi mọi người thường mua các thứ trực tuyến, họ thậm chí không nghĩ về các cửa hàng vật lí thêm nữa. Điều gì sẽ xảy ra cho những người kiếm sống hay làm việc trong các cửa hàng vật lí này? Khi bạn dùng những sản phẩm và dịch vụ này, bạn là “KHÁCH HÀNG” của những phát kiến này nhưng bạn có bao giờ hỏi ai sẽ được lợi từ những phát kiến này không? Tôi chắc bạn đã nghe nói tới Amazon, Alibaba, và Tencent v.v.

Ngày nay bạn có lẽ đã nghe nói về xe hơi và xe tải tự lái, những xe hơi và xe tải này được kiểm thử bây giờ và sẽ sớm bán ra. Người ta dự báo đến 2030, phần lớn các xe hơi và xe tải sẽ là xe tự lái thì điều gì sẽ xảy ra cho tài xế taxi và tài xế xe tải? Ba mươi năm trước, nhiều công ti chế tạo đã “khoán ngoài” công việc của họ cho các nước có chi phí lao động thấp như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia để giữ cho chi phí của họ hạ xuống và lợi nhuận tăng lên. Ngày nay với phát kiến như robit thông minh và máy in 3D, nhiều công ti “khoán trong” công việc của họ trở lại chính quốc vì chi phí máy là thấp hơn chi phí cho con người nhiều. Điều đó đẩy hàng triệu công nhân ở Trung Quốc, và Ấn Độ vào danh sách thất nghiệp. Người ta dự báo rằng đến 2030, phần lớn các cơ xưởng sẽ dùng robots và hệ thống tự động hoá thông minh. Vậy thì cái gì sẽ xảy ra?

Trong “thế giới được dẫn lái bởi công nghệ” này, thông tin là sẵn có gần như ở mọi nơi và gần như mọi lúc, máy tính có ở mọi nơi, liên lạc là tức khắc và năng lực lưu giữ là vô hạn. Nhưng tất cả các công nghệ mạnh mẽ này “CHỈ LÀM LỢI” cho những người biết cách dùng chúng một cách hiệu quả. Đó là lí do tại sao tôi tin mọi người đều cần có tri thức và kĩ năng cơ bản để dùng các công nghệ này một cách hiệu quả, và mọi hệ thống giáo dục đều phải tái định hướng lại để hội tụ nhiều hơn vào các khu vực khoa học và công nghệ để tạo ra những người tốt nghiệp có kĩ năng kĩ thuật.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp này, kĩ năng công nghệ được cần cũng như các kĩ năng truyền thống của quá khứ (Đọc, viết và số học). Để chuẩn bị cho học sinh về cơ hội này, chúng ta cần có các chương trình đào tạo hội tụ vào công nghệ tại mọi mức, từ tiểu học tới trung học và đại học và đào tạo lại các thầy cô trong những công nghệ này để cho học sinh của chúng ta được trưởng thành thuận lợi cùng với những công cụ này của thế giới được công nghệ dẫn lái. Tôi tin chương trình đào tạo mới này khi được thực hiện đúng bởi các thầy cô có phẩm chất, kể cả dạy việc dùng những công nghệ này và tổ hợp với việc đào tạo đúng về luân lí, đạo đức, và trách nhiệm, có thể chuẩn bị cho thế hệ tiếp của chúng ta đáp ứng cho thách thức của cuộc cách mạng thứ tư.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem