Con đường nghề nghiệp/2
Howard Rhode là một trong các sinh viên của tôi đã tốt nghiệp mười lăm năm trước. Tuần trước anh ấy trở về CMU để tuyển sinh viên cho công ty của anh ấy cho nên tôi mời anh ấy nói chuyện về con đường nghề nghiệp cho sinh viên hiện thời. Sau đây là điều anh ấy chia sẻ trong lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi:
Howard: “Tôi bao giờ cũng ngạc nhiên về số người tốt nghiệp có việc làm, dừng học tập rồi sống trong sợ hãi khi công nghệ thay đổi vì họ có thể không có khả năng giữ được việc làm của họ. Điều quan trọng cho sinh viên hiểu là học tập là quá trình tự nhiên trong suốt nghề nghiệp của một người. Vào lúc bắt đầu nghề nghiệp của tôi, tôi tập trung vào các kĩ năng kĩ thuật: cách là người kiểm thử, người lập trình và người phát triển phần mềm giỏi hơn. CMU đã cung cấp cho tôi tất cả những kĩ năng này cho nên tôi không có vấn đề chút nào. Vài năm sau, khi tôi được chuyển lên làm người lãnh đạo tổ, tôi học nhiều hơn về các công cụ và phương pháp bằng việc lấy đào tạo thêm. Tuy nhiên, tôi biết rằng để thăng tiến trong nghề nghiệp, tôi cần nhiều điều hơn chỉ là kĩ năng kĩ thuật cho nên tôi bắt đầu về quản lí dự án và các kĩ năng mềm bằng việc học vài môn học do các công ty bên ngoài cung cấp. Sau sáu năm làm việc như người kĩ thuật, tôi biết rằng tôi đã sẵn sàng cho bước tiếp. Công nghệ thay đổi nhanh chóng; tôi không thể học được mọi thứ cho nên khi tôi biết rằng tôi không thể theo kịp, điều quan trọng là tôi thích nghi các kĩ năng của tôi với miền mới. Bằng không tôi có thể không làm tăng được giá trị của tôi cho công ty.”
“Là người quản lí dự án, tôi hội tụ vào mọi thứ về kĩ năng quản lí để cho tôi có thể cải tiến tính hiệu quả và hiệu lực của tôi. Khi tôi tiếp tục trong việc làm của mình, tôi vẫn giữ học những điều mới vì thế giới doanh nghiệp cũng thay đổi. Vì bạn là sinh viên phần mềm, lời khuyên của tôi là bạn nên hội tụ vào kĩ năng kĩ thuật trước hết vì đó là điều công nghiệp đang mong đợi từ những người tốt nghiệp. Sau khi có được việc làm trong công nghiệp phần mềm, bạn phải học cách công ty vận hành, cách họ phát triển sản phẩm và dịch vụ phần mềm, và hội tụ vào việc học về phương pháp và công cụ mà công ty đang dùng. Sau vài năm, bạn nên hội tụ vào các kĩ năng kĩ thuật giúp cải tiến một khu vực miền nhưng đồng thời bắt đầu học những kĩ năng mới cho bước tiến nghề nghiệp, như quản lí kĩ thuật, quản lí dự án hay quản lí dịch vụ. Sau năm hay sáu năm, bạn nên đưa nhiều nỗ lực hơn vào việc học kĩ năng con người, kĩ năng mềm, và cách quản lí người kĩ thuật. Việc học là cái gì đó bắt đầu ở chỗ này và tiếp tục ở chỗ khác. Chìa khoá là giữ cho việc học liên tục.”
“Tôi đã làm chọn lựa tốt nào đó trong nghề nghiệp của mình; tôi bao giờ cũng tìm việc làm với những cơ hội học tập mới. Nếu bạn là người phát triển, bạn nên nghĩ về chỗ bạn muốn học tiếp rồi theo đuổi tích cực những cơ hội đó. Nếu bạn là người quản lí dự án, bạn nên nghĩ về cách giúp những người phát triển với nhiều cơ hội học tập hơn. Bạn càng học thì bạn càng có giá trị cao cho công ty của bạn. Điều tôi đã học từ Giáo sư Vũ là ở chỗ cuộc sống quá ngắn không nên để phí hoài nó cho cái gì đó tầm thường và việc học cả đời là triết lí mà thầy đã dạy và tôi theo nó trong nghề nghiệp của tôi.”
“Khi dự án phần mềm ngày càng trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, khối lượng công việc trở nên quá lớn cho một người quản lí, tôi đã học cách uỷ quyền công việc cho những người khác. Uỷ quyền bao gồm cho chỉ dẫn rõ ràng và cũng đảm bảo rằng người lãnh đạo tổ sẽ thực thi các chỉ dẫn một cách đúng đắn. Bằng việc học những kĩ năng mới này, tôi cuối cùng đã chuyển từ người quản lí dự án lên người quản lí đa dự án nơi tôi quản lí nhiều dự án đồng thời. Trong vai trò mới này, tôi phải điều phối hoạt động của nhiều ứng dụng lớn vận hành từ nhiều vị trí rải rác. Công ti lớn điều phối vận hành của họ bằng việc phát triển các kế hoạch hoạt động nhất quán với nhau. Chẳng hạn, người quản lí sản xuất phát triển các bản kế hoạch sản xuất hỗ trợ cho ước lượng bán hàng của bộ phận bán hàng. Kế hoạch mua sắm của bộ phận mua sắm phải đảm bảo tính sẵn có đúng thời gian của việc cung cấp được yêu cầu để thực hiện kế hoạch sản xuất. Việc lập kế hoạch phải được tuân theo bởi việc thực hiện, điều bao gồm tổ chức và kiểm soát. Những người quản lí liệt kê các nhiệm vụ xác định để thực thi kế hoạch rơi vào trách nhiệm của họ. Một số trong những nhiệm vụ này có thể bao gồm khá nhiều việc tổ chức, như tập hợp các phương tiện và tổ nhân viên. Nơi các nhiệm vụ được phân công cho những người khác thực thi, người quản lí đa dự án phải chắc chắn rằng những người khác được đào tạo đúng, và được trao cho các tài nguyên được yêu cầu, tiến hành các nhiệm vụ đúng đắn. Cuối cùng, người quản lí đa dự án phải đảm bảo rằng hiệu năng thực tại được cần gióng thẳng với kế hoạch. Để đạt được điều này, các mục đích và cột mốc phải được đặt ra; hiệu năng phải được đo và thế rồi được kiểm theo mục đích và cột mốc. Quá trình này là điều chúng ta gọi là kiểm soát hệ thống. Nó là việc kiểm soát ở mọi mức từ mức thấp nhất và bán hàng cho tới tổng hành dinh công ti, điều đảm bảo đạt tới mục đích doanh nghiệp.”
“Liên tục học những điều mới, tôi đọc nhiều sách, bài báo, và đi theo xu hướng công nghiệp cho nên tôi bao giờ cũng sẵn sàng cho phân công tiếp. Vì tôi đã làm tốt như người quản lí đa dự án và biết nhiều về điều xảy ra trong công nghiệp, tôi được thăng chức làm Giám đốc thông tin (CIO) của công ty tôi. Việc CIO còn nhiều hơn chỉ là kĩ thuật hay quản lí vì tôi phải phát triển chiến lược tốt cho công ty. Các công ty lớn được công chúng, cổ đông cũng như những đối thủ cạnh tranh nhìn vào kĩ càng. Nếu công ty không làm tốt về tài chính, các cổ đông có thể đòi hỏi chủ tịch hay CEO từ chức cho nên tôi phải nghĩ một cách chiến lược và phải chắc rằng công nghệ thông tin sẽ trở thành một yếu tố cạnh tranh cho công ty chúng tôi. Doanh nghiệp vận hành trong môi trường động. Các công nghệ và sản phẩm mới nổi lên mọi lúc, mức độ cạnh tranh thay đổi với những đối thủ cạnh tranh mới bước vào, cho nên việc quản lí thay đổi là một trong những kĩ năng then chốt của một CIO.”
“Là CIO, tôi phải giải quyết với cả thay đổi công nghệ và thay đổi doanh nghiệp. Khi thị trường thay đổi, sản xuất phải thay đổi và người quản lí mua sắm phải xét lại bản kế hoạch gốc của họ tương ứng với những thay đổi này. Những chỉ đạo này phải được trao đổi trong toàn công ty qua email hay công bố công cộng. CIO phải bao quát tất cả những thay đổi này cũng như nhiều bất định. Tôi phải giải quyết những thay đổi bất ngờ từ người dùng, từ khách hàng, từ những người quản lí nội bộ và các nhà cung cấp bên ngoài. Bản chất không dự đoán được của kiểu công việc này yêu cầu mức độ cao của kĩ năng quản lí thời gian. Giữ cho nhóm CNTT vận hành hiệu quả và hiệu lực với tất cả những sức ép này là điều mấu chốt nhưng tôi đã làm tốt bởi vì tôi bao giờ cũng để tâm trí cởi mở để học những điều mới. Tôi có thể kết luận rằng thành công của tôi trong công nghiệp là dựa trên thái độ của tôi về học liên tục.”
Lời khuyên của tôi cho tất cả các bạn là việc học cả đời là thái độ mà bạn phải phát triển từ sớm khi bạn vẫn còn trong trường. Nếu bạn nghĩ rằng có bằng cấp và kiếm được việc làm là các mục đích tối thượng thì bạn đang phạm sai lầm lớn. Bằng việc KHÔNG học những điều mới bạn phủ nhận bản thân bạn về cơ hội học tập tốt để tiến lên, để thành công và để xây dựng nghề nghiệp tốt. Bằng việc KHÔNG học những điều mới, bạn bao giờ cũng sẽ sống trong sợ hãi bởi vì bạn không biết cái gì sẽ xảy ra cho bạn vì bạn không kiểm soát được nghề nghiệp của bạn. Bằng việc KHÔNG học những điều mới, bạn không có con đường nghề nghiệp mà sẽ cho bạn tiến tới là nhà chuyên nghiệp. Về căn bản, bắt đầu từ người kiểm thử tới người lập trình, bạn chỉ cần học từ điều đại học dạy cho bạn nhưng đi lên người quản lí dự án, người quản lí đa dự án, tới giám đốc và Giám đốc thông tin (CIO) bạn cần nhiều đào tạo hơn, nhiều học tập hơn và điều đó là tuỳ ở bạn hoàn thành con đường nghề nghiệp của bạn. Trong môi trường năng động này, mọi thứ đều thay đổi và cách tốt nhất để thành công là giữ tâm trí cởi mở để học những điều mới bởi vì mọi thứ đều là cơ hội học tập.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com