Con đường nghề nghiệp
Nhiều sinh viên tới đại học để học tri thức và kĩ năng mức cao hơn với hi vọng sẽ đưa tới nghề nghiệp tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp nhiều người KHÔNG thể tìm được việc làm tốt hay thậm chí không tìm được loại việc nào. Nhiều người tiếp tục sống cùng bố mẹ với bằng đại học không có giá trị trong trị trường cạnh tranh cao này. Một số người nhìn vào giáo dục đại học của họ như thất bại và phí tiền bố mẹ. Một số còn tự hỏi liệu cuộc sống của họ có tốt hơn không nếu như họ không vào đại học.
Trước hết, để tôi đảm bảo rằng giáo dục đại học ngày nay là bản chất. Phần lớn các công ty sẽ chỉ thuê người có bằng đại học là tối thiểu. Chúng ta đang kinh qua cuộc khủng hoảng toàn cầu nơi cơ hội việc làm tiềm năng tạm thời bị dừng lại. Phần lớn các công ty đều sợ thuê sinh viên tốt nghiệp, và một số chọn thuê công nhân có nhiều kinh nghiệm hơn bởi vì họ không phải đào tạo các công nhân đó. Nhiều người có kinh nghiệm sẵn lòng làm việc với lương ít hơn khi họ bị sa thải. Trong nền kinh tế khủng hoảng này, sẽ khó cho hầu hết sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm chừng nào họ còn chưa có bằng cấp trong khu vực mà hầu hết các công ty cần nhưng không thể tìm ra người như bác sĩ y tế, y tá, kĩ sư phần mềm, và người quản lí hệ thông tin v.v.
Trước khi chọn nghề, hay thậm chí chọn lĩnh vực nghiên cứu ở đại học, điều quan trọng là bạn biết xu hướng công nghiệp toàn cầu cũng như hiểu cá tính riêng của mình và cách nó có thể liên quan tới nghề nghiệp của bạn. Nhiều sinh viên KHÔNG cẩn thận trong chọn lựa điều họ học tập. Họ hoặc chọn “khu vực lí tưởng” hoặc theo lời khuyên của bạn bè thay vì có “cái nhìn thực tế” về điều sắp xảy ra khi họ tốt nghiệp. Tình huống này là rất thông thường ở châu Á khi nhiều sinh viên KHÔNG nhận biết về chọn lựa nghề nghiệp của họ tương phản với sinh viên phương tây, người rất tích cực ra quyết định về nghề nghiệp của riêng họ. Để tôi nêu cho bạn vài dữ liệu:
Vài năm trước khi thị trường chứng khoán và đầu tư tài chính đang nóng, số sinh viên đăng tuyển vào kinh doanh, tài chính và ngân hàng đã tăng từ 40% tới 60% trên toàn thế giới. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều ngân hàng và công ty tài chính mất kinh doanh và hàng trăm nghìn người mất việc, số đăng tuyển vào kinh doanh và ngân hàng lập tức giảm xuống hơn 50% ở Mĩ và châu Âu. Đồng thời, số các sinh viên kinh doanh chuyển sang quản lí hệ thông tin và kĩ sư phần mềm đã tăng lên 35%. Năm nay, gần như mọi đại học ở Mĩ và châu Âu báo cáo số đăng tuyển tăng đáng kể trong các khu vực “nóng” như công nghệ thông tin, kĩ nghệ phần mềm và y tá v.v. Tuy nhiên, điều thú vị cần lưu ý là dữ liệu đăng tuyển ở châu Á không thay đổi. Từ nhiều nghiên cứu về đăng tuyển sinh viên ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và tất cả họ đều báo cáo số lượng sinh viên cao trong các khu vực này nơi thị trường việc làm đã “nguội” và được mong đợi vẫn còn phẳng lặng trong nhiều năm. Một người bạn ở Nhật nói với tôi: “Với hàng trăm nghìn người phân tích kinh doanh và tài chính đã mất việc, sẽ phải mất ít nhất tới mười năm cho thị trường việc làm được ổn định nếu KHÔNG có khủng hoảng khác. Không có mấy hi vọng việc làm cho người mới tốt nghiệp kinh doanh trong đôi chốc.”
Bạn có thể hỏi liệu tôi có gợi ý gì không. Không, tôi KHÔNG có gợi ý nào nhưng chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi phải chọn lĩnh vực học tập, bạn phải nhận biết về xu hướng toàn cầu và tình huống thị trường việc làm. Về căn bản, nghề nghiệp của bạn là việc diễn đạt của cá tính của bạn và cá tính của bạn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm của bạn. Điều quan trọng là bạn lựa chọn nghề mà bạn có thể quan tâm tới. Cho nên bạn phải hiểu nhiều về bản thân mình, về mối quan tâm của riêng bạn để xem kĩ năng và quan tâm của bạn có thể có liên hệ tới con đường nghề nghiệp của bạn thế nào. Bạn cần hiểu rằng lựa chọn lĩnh vực học tập KHÔNG phải là ngẫu nhiên, lựa chọn lĩnh vực học tập không phải là may mắn, lựa chọ lĩnh vực học tập là đầu tư chủ yếu của gia đình bạn, và của thời gian và công sức của bạn. Là người lớn, bạn phải làm chọn lựa giáo dục của riêng mình mà có thể giúp hình thành nên con đường có thể dẫn bạn tới điều bạn muốn làm cho tương lai của mình. Bạn có thể kiến “việc làm mơ ước” của mình bằng việc lấy giáo dục đúng ở trường đúng. Có bằng cấp đúng không chỉ làm cho bạn có đủ tư cách cho việc làm tốt, mà còn bắt đầu cho bạn trên con đường thăng tiến đúng. Bạn phải nghĩ cẩn thận về khu vực nào bạn cần học tập, và ở mức độ nào bạn sẽ cần thu được vị trí tốt điều sẽ giúp cho bạn thăng tiến trong nghề nghiệp. Một khi bạn có khả năng đi vào khu vực quan tâm, xét xem liệu bạn có cần tiếp tục giáo dục của mình hay không để thăng tiến tới vị trí cao hơn.
Bạn cần hiểu rằng không ai có thể cho bạn việc làm mơ ước được, nhưng bạn phải kiếm được nó vì sẽ phải cần nhiều công việc vất vả và quyết tâm để đi tới chỗ bạn muốn tới. Chẳng hạn, nếu bạn muốn là người quản lí cấp cao một ngày nào đó, bạn phải nghĩ về trách nhiệm của việc đặc thù đó và kiểu kinh nghiệm và kĩ năng cần để hoàn thành chúng. Việc của người quản lí cấp cao là quản lí một tổ các nhà chuyên nghiệp, phân công công việc, và kiểm điểm công việc của họ để xác định liệu họ có đạt tới mục đích và mong đợi của bạn không. Để làm điều đó bạn phải giỏi cả về kĩ năng kĩ thuật và quản lí. Con đường tới người quản lí cấp cao có thể bao gồm các việc làm như lãnh đạo tổ, người quản lí dự án, người quản lí dịch vụ, và người quản lí cấp trung. Nếu bạn có mục đích nghề nghiệp đặc biệt, điều quan trọng là bạn lập kế hoạch các bước cần thiết bạn có thể cần thực hiện để đi tới đó. Nền tảng giáo dục đại học của bạn sẽ không chỉ giúp cho bạn xây dựng nền móng chắc để xây dựng nghề nghiệp của bạn, mà còn để bạn vào vị trí đáp ứng các liên hệ tốt và thu được kinh nghiệm có giá trị nữa.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com