Chuẩn bị cho đại học/2

Phần lớn các phụ huynh đều khuyên con em họ: “Vào đại học đi, kiếm lấy cái bằng, và rồi tìm việc làm trong lĩnh vực học tập của con.” Với toàn cầu hoá và thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng, lời khuyên này là không đủ. Sinh viên đại học ngày nay cần nhiều hướng dẫn hơn về lập kế hoạch nghề nghiệp, phát triển kĩ năng đặc biệt, và chuẩn bị để cạnh tranh về việc làm tốt khi họ tốt nghiệp.

Cả phụ huynh và sinh viên đều cần hiểu rằng có khác biệt giữa bằng cấp và kĩ năng. Các công ty đang ngày càng ít chú ý hơn tới bằng cấp vì họ mong đợi rằng phần lớn các ứng cử viên phải có bằng đại học, nhưng họ quan tâm hơn tới kĩ năng và khả năng mà người tốt nghiệp có thể đem tới chỗ làm việc.

Điều này yêu cầu tư duy và lập kế hoạch nhiều cả từ phụ huynh và sinh viên khi họ chuẩn bị cho đại học. Họ phải giám sát thị trường việc làm để nhận diện khu vực nào có nhu cầu cao, tìm ra về những kĩ năng được cần, và xác định trường nào có chương trình đào tạo tốt nhất về những kĩ năng này và lựa chọn lĩnh vực học tập tương ứng. Họ không nên chờ đợi cho tới khi vào đại học rồi mới bắt đầu nhận diện cái gì được cần vì điều đó sẽ là quá trễ. Ngày nay họ phải lập kế hoạch mọi thứ trước khi vào đại học để cho họ có thể lựa chọn trường đúng và lĩnh vực học tập đúng.

Không may, nhiều sinh viên vẫn vào đại học mà không có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. Họ lang thang xung quanh để xem lĩnh vực nào làm họ quan tâm. Nhiều sinh viên lựa chọn lĩnh vực học tập mà không suy nghĩ cẩn thận, nếu họ không học tốt, họ chuyển sang lĩnh vực khác. Họ liên tục làm điều đó vài lần cho tới khi họ thấy cái gì đó họ thích. Tuy nhiên bằng việc làm điều đó, họ phí hoài nhiều thời gian và nỗ lực, và có lẽ lựa chọn lĩnh vực học tập dễ nhất. Chỉ sau khi tốt nghiệp và không thể tìm được công việc thì họ mới bắt đầu nghĩ một cách nghiêm chỉnh về phải làm gì với cuộc đời họ. Một số trở lại trường và bắt đầu học nghiêm chỉnh, họ bảo tôi rằng họ ước họ biết được về lập kế hoạch nghề nghiệp sớm hơn.

Ngày nay có nhiều thông tin sẵn có nếu sinh viên nghiêm chỉnh về lập kế hoạch nghề nghiệp. Nghiên cứu thị trường là chìa khoá để giúp cho sinh viên hình dung ra nghề nào có nghĩa và nghề nào sẽ có nhu cầu cao vào lúc họ tốt nghiệp. Họ phải kiểm điểm cẩn thận xu hướng thị trường để học nhiều hơn về cái gì là “khu vực nóng” tiếp, loại lương nào họ có thể làm, lĩnh vực học tập nào họ nên chọn, và kiểu việc làm nào là có sẵn.

Nhiều sinh viên năm thứ nhất không biết cách lập kế hoạch nghề nghiệp của họ. Họ thường nghe theo bạn bè họ và thỉnh thoảng bạn bè họ cũng lẫn lộn. Cách tốt nhất là nói chuyện với sinh viên sắp tốt nghiệp và hỏi họ liệu họ có việc làm hay chưa. Có thể hỏi tư vấn nhà trường: “Bao nhiêu người tốt nghiệp trong lĩnh vực học tập này trong vài năm qua có việc làm tốt? Họ bây giờ làm việc ở đâu? Họ làm được loại lương nào? Họ có làm việc trong cùng lĩnh vực học tập không?' Nếu câu trả lời là “Không, họ không làm việc nhưng vẫn tìm việc” hay “Họ đang làm việc nhưng ở khu vực khác” hay “Lương của họ không tốt lắm,” thì bạn có thể cần nghĩ cẩn thận về chọn lựa học tập của bạn.

Cách khác tốt hơn là đọc mô tả việc làm trong báo chí để xem loại kĩ năng nào các công ty cần và kiểu bằng cấp nào họ yêu cầu. Thông tin này có thể giúp nhận diện một số con đường nghề nghiệp mà sinh viên có thể xem xét. Nguồn tốt khác là dự báo công nghiệp như văn phòng thống kê lao động nơi thường phát ra các dự báo cho năm tới mười năm tới. Phụ huynh cũng cần được thông tin về xu hướng thị trường. Họ cần nhiều dự ứng hơn trong kiểm điểm và hướng dẫn cho sinh viên để có được con đường nghề nghiệp đúng.

Thỉnh thoảng sinh viên có thể thích chọn một lĩnh vực học tập nào đó bởi vì bạn tốt nhất của họ đang học nó. Mấy năm trước, một sinh viên bảo tôi: “Các bạn của em đều học về kiến trúc. Không có lí do nào để em chọn lĩnh vực khác. Chúng em đã từng sống với nhau trong vài năm ở trường phổ thông, em không thể bỏ bạn em được.” Tôi hỏi anh ta: “Nếu đây là lĩnh vực học tập mà em thích và muốn xây dựng nghề nghiệp thì em làm chọn lựa tốt. Nhưng nếu em chỉ chọn nó bởi vì em không muốn bỏ bạn thì em phạm sai lầm. Em nên tìm ra em muốn gì, em đam mê về cái gì, nghề nào em có thể làm nó trong thời gian dài bởi vì đó là cuộc đời của em và tương lai của em.” Anh ta đã không nghe và vài năm sau anh ta bỏ trường khi tình bạn của họ thay đổi.

Năm ngoái, một người tốt nghiệp tới gặp tôi để xin lời khuyên. Anh ta nói: “Em không thể tìm được việc làm nào cho dù với bằng cử nhân về văn học. Em muốn trở lại và học máy tính để cho em có thể kiếm được việc làm tốt.” Tôi hỏi anh ta: “Em nghĩ em sẽ làm gì với bằng khoa học máy tính CS?” Anh ta dường như hoang mang: “Em không biết em chỉ hi vọng kiếm được việc làm như phần lớn người tốt nghiệp CS bao giờ cũng kiếm được việc làm tốt.” Đây là sinh viên điển hình không có nghề nghiệp, không có phương hướng rõ ràng trong cuộc sống bởi vì mọi điều anh ta muốn chỉ là việc làm thay vì nghề nghiệp. Cho nên tôi giải thích: “Đó có phải là điều em thực sự muốn làm không?” Anh ta nói: “Em thích viết, em chọn văn học vì em muốn là nhà văn.” Tôi bảo anh ta: “Có những việc làm bao gồm kĩ năng viết trong công nghiệp công nghệ, có tên là viết kĩ thuật. Em có thể viết tài liệu sử dụng, tài liệu, hướng dẫn, thủ tục và chuẩn. Có những việc làm viết cho Web như blogs và viết tin cho một số công ty. Em có thể tổ hợp kĩ năng viết của em với đào tạo của em trong phát triển web trong cái gì đó mà em thực tế có thể dùng trong thị trường việc làm này. Nhiều công ty công nghệ đang thuê người có kĩ năng của em.” Anh ta ngạc nhiên vì anh ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó vì anh ta đã không đọc mọi mô tả việc làm mà công ty quảng cáo.

Điều quan trọng với sinh viên là biết rằng con đường nghề nghiệp không phải là bản lộ trình cố định. Tuy nhiên việc có một bản lộ trình sẽ giúp cho sinh viên biết phương hướng và nơi tìm ra cơ hội. Ngày nay giáo dục đại học không còn là việc đảm bảo cho việc làm mà bằng việc có mục đích giáo dục, bạn bao giờ cũng có thể điều chỉnh kế hoạch của bạn một cách tương ứng. Phụ huynh cần dạy cho con em họ giữ cân bằng giữa chủ nghĩa lí tưởng hoá với chủ nghĩa hiện thực. Thanh niên đầy những ý tưởng, tất cả họ đều muốn làm cho thế giới này thành chỗ tốt hơn, tất cả họ đều muốn thay đổi mọi sự thành tốt hơn và phụ huynh cần hỗ trợ cho chủ nghĩa lí tưởng đó, nhưng nó phải cân bằng với chủ nghĩa hiện thực. Khi họ tốt nghiệp và rời khỏi nhà, họ cần việc làm tốt để hỗ trợ cho bản thân họ và đóng góp cho xã hội.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com