Chuẩn bị cho đại học/1

Đây là lúc học sinh trường trung học đang chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và các phụ huynh đang lo lắng về việc chọn trường cho giáo dục của con em họ. Vào lúc này mỗi năm, tôi cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại và email từ bạn bè và người thân hỏi lời khuyên cho giáo dục đại học của con cái họ. Câu hỏi thường được hỏi nhất là tại sao nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm. Gần như mọi người đều bảo tôi rằng họ biết ai đó có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp.

Tôi giải thích cho họ rằng ngày nay bằng đại học KHÔNG phải là đảm bảo cho việc làm, đặc biệt trong thị trường thay đổi nhanh này. Thịnh vượng của việc thuê người làm tuỳ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế, thị trường việc làm, và lĩnh vực học tập. Ngày nay phụ huynh phải hiểu ba yếu tố này và họ cần thảo luận điều đó với con cái họ bởi vì giáo dục đại học là đầu tư chính về thời gian, tiền bạc, và nỗ lực, và điều đó phải được lập kế hoạch cẩn thận. Trong ba yếu tố này, bạn không thể làm được gì mấy về kinh tế hay về thị trường việc làm vì điều này không trong kiểm soát của bạn nhưng bạn có thể chọn lĩnh vực học tập đúng và đại học đúng và điều đó yêu cầu nghiên cứu cần thận nào đó. Chọn lĩnh vực sai hay trường sai có thể có hiệu quả tai hại và cản trở phát triển nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai.

Có một nghiên cứu làm điều tra sáu mươi nghìn sinh viên đại học những người đã tốt nghiệp từ 2005 tới 2010. Tác giả hỏi những người tốt nghiệp này một câu hỏi đơn giản: “Nhìn lại khi bạn vào đại học, có điều gì bạn đáng phải làm khác đi để thành công ngày nay không?” Câu hỏi là nhất trí: Trên 72% người tốt nghiệp nói họ sẽ cẩn thận hơn về việc chọn lĩnh vực học tập vì nó xác định ra tương lai của họ. Nhiều người bày tỏ hối tiếc rằng họ đã không biết mấy về lập kế hoạch nghề nghiệp hay xu hướng thị trường việc làm mà đi theo “niềm tin sai” rằng họ có thể có được việc làm tốt chỉ bằng việc có bằng đại học. Quãng 68% người tốt nghiệp nói rằng họ sẽ hội tụ nhiều hơn vào việc làm thực tập hay việc làm mùa hè để thu được kinh nghiệm làm việc. 54% nói rằng họ sẽ tìm việc làm sớm hơn ngay trong năm thứ tư thay vì đợi cho tới sau tốt nghiệp. 48% bày tỏ rằng họ chắc đã học thêm lớp học công nghệ hay máy tính để chuẩn bị cho nghề nghiệp thay vì chọn lớp dễ. Và 36% nói rằng họ sẽ chọn đại học khác nếu họ biết nhiều hơn về giáo dục mà họ có được từ đại học của họ.

Nuối tiếc chính trong số trong những sinh viên đại học là chọn lựa của họ về lĩnh vực học tập với hơn 76 phần trăm nói họ ước họ đã chọn lĩnh vực học tập khác. Khi được hỏi, nếu họ có thể chọn việc đó hôm nay nó sẽ là gì? Đa số trong họ trả lời: Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) với 62% nói công nghệ thông tin hay khoa học máy tính.

Nuối tiếc thứ hai trong những người tốt nghiệp (68 phần trăm) là ở chỗ họ đáng phải nghĩ nhiều hơn về làm thực tập và việc làm mùa hè để có được kinh nghiệm thay vì chỉ dành thời gian vui chơi mùa hè. Nhiều người bày tỏ rằng khi tìm việc làm, phần lớn các công ty đều hỏi về kinh nghiệm làm việc mà họ lại không có. Điều này dường như gay gắt vì dữ liệu công nghiệp chỉ ra lương khởi điểm cho người tốt nghiệp có kinh nghiệm làm việc nào đó (thực tập hay việc làm mùa hè) là quãng 15 phần trăm cao hơn so với những người không có.

Quãng 54 phần trăm sinh viên nhắc rằng họ đáng phải tìm việc làm sớm trong năm cuối đại học của họ. Bằng việc đợi tới sau khi tốt nghiệp, họ bỏ lỡ cơ hội. Nhiều sinh viên nói rằng phần lớn việc làm tốt đã bị những sinh viên tích cực lấy mất, những người tìm ra việc sớm; ngay cả một số người không giỏi bằng họ.

Quãng một nửa những người tốt nghiệp (48 phần trăm) nói họ ước họ học thêm lớp máy tính và công nghệ. Nhiều sinh viên nói thêm rằng cho dù họ đã học các lĩnh vực khác nhưng ngày nay công nghệ thông tin có trong hầu như mọi lĩnh vực và không có tri thức công nghệ, họ không thể cạnh tranh được với những người khác, những người có kĩ năng đó.

Với một số sinh viên và phụ huynh, phần lớn các đại học là như nhau vì mọi trường đều cung cấp bằng cấp và đào tạo tương tự. Nhưng trong thực tế, có các đại học hàng đầu với các thầy và chương trình đào tạo nổi tiếng và các đại học trung bình với ít thầy có chất lượng và chương trình đào tạo nghèo nàn. Tất nhiên, không dễ biết được khác biệt chừng nào chưa có bảng so sánh chuẩn. Ở Mĩ hầu hết phụ huynh và sinh viên đều dựa vào danh tiếng và xếp hạng đại học từ các nguồn như U.S News và World Report, xếp hạng của tạp chí Times hay Forbes. Một trong những tiêu chí phân biệt then chốt khi chọn trường là liệu nó có chương trình đào tạo “cập nhật nhất” hay không và số người tốt nghiệp tìm được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Với chương trình khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm, một trong những yếu tố then chốt là liệu trường có dự án Capstone ở năm thứ tư không, nơi sinh viên làm việc trên các dự án thực được các công ty bên ngoài trao cho họ.

Các trường hàng đầu ở Mĩ (xếp hạng 2013) http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings/national-universities

Các trường máy tính hàng đầu (xếp hạng 2013) http://grad-schools.usnews.rankingsandreviews.com/best-graduate-schools/top-engineering-schools/computer-engineering-rankings

Các trường hàng đầu thế giới (xếp hạng 2013) http://www.usnews.com/education/worlds-best-universities-rankings/top-400-universities-in-the-world

Tác phẩm, tác giả, nguồn