Chứng nhận công nghệ thông tin

Chứng nhận công nghệ thông tin

Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về thông tin về chứng nhận Công nghệ thông tin (CNTT). Một số người hỏi liệu họ có nên tới trường đặc biệt để được chứng nhận trong công nghệ CNTT đặc biệt hay đi tới đại học để được bằng cấp. Một người đã viết rằng người đó đã cân nhắc khác biệt giữa số tiền và thời gian dành cho một chứng chỉ và cho một bằng cấp để có được việc làm trong công nghiệp. Dường như là có nhiều ý kiến về vấn đề này.

Đáp: Có khác biệt lớn giữa chứng chỉ CNTT và bằng cấp CNTT. Đào tạo chứng chỉ yêu cầu chỉ vài tuần tới vài tháng. Bằng cấp đại học yêu cầu bốn năm. Chứng chỉ CNTT xác định đủ tư cách để hỗ trợ việc làm trong công nghiệp. Bằng cấp CNTT xác định bạn đủ tư cách cho đa dạng nghề nghiệp trong công nghiệp. Mọi người không cần tới đại học để kiếm việc làm, họ có nhiều chọn lựa tuỳ theo tình huống riêng của họ.

Chứng nhận CNTT được cấp bởi công ty công nghệ. Mục đích của nó là để chắc rằng người được chứng nhận hiểu cái gì đó về chức năng của sản phẩm của công ty đó. Chẳng hạn, Microsoft có vài chứng nhận, từng cái hội tụ vào một sản phẩm Microsoft đặc thù. Các công nhân hỗ trợ cho sản phẩm của Microsoft phải học về sản phẩm đó rồi lấy bài kiểm tra để kiểm nghiệm rằng họ có kĩ năng làm việc đó.

Vấn đề là ở chỗ từng công ty có tập các tiêu chí chứng nhận riêng của họ và chúng tất cả đều khác nhau. Microsoft có tiêu chí riêng của nó; Cisco có tiêu chí riêng của nó, Novell có tiêu chí riêng của nó v.v. Bất kì điều gì Microsoft nghĩ một công nhân nên biết đều có thể khác với Cisco. Nếu bạn đã từng lấy kì thi Novell, kì thi Microsoft, hay kì thi Cisco, bạn có lẽ đã được dạy để trả lời những câu hỏi trong kì thi theo cách một công ty đặc thù muốn bạn trả lời những câu hỏi đó. Thỉnh thoảng, Microsoft muốn làm A nhưng Cisco muốn bạn làm B trong cùng tình huống đó. Cho nên nếu bạn muốn được chứng nhận trong một công nghệ đặc thù nào đó, bạn phải đi học về đào tạo đặc thù. Nếu bạn muốn lấy kì thi chứng nhận của Novell, bạn phải trả lời theo cách Novell muốn. Nếu bạn lấy kì thi của Microsoft, bạn phải trả lời theo cách Microsoft muốn. Với cùng câu hỏi, từng công ty có thể có các câu trả lời đúng khác nhau. Đây là lí do tại sao điều đó rất gây lẫn lộn cho những người đã lấy nhiều chứng chỉ từ các công ty khác nhau.

Bởi vì các chứng nhận được cấp bởi công ty công nghệ, công ty này có thể thay đổi, cập nhật hay cấp chứng chỉ mới hoàn toàn thường xuyên theo ý của họ. Mọi chứng chỉ đều dựa trên vòng đời của sản phẩm, như hệ điều hành hay máy phục vụ. Chứng chỉ của bạn chỉ có giá trị khi sản phẩm đó được dùng. Chẳng hạn, bạn đã trả nhiều tiền để học và đỗ kì thi để đủ tư cách biết về NT 3.5 đối với chương trình Microsoft MCSE. Khi Microsoft đổi MCSE sang NT 4.0, mọi thứ bạn biết trong phiên bản 3.5 không còn hợp thức. Bạn phải lấy lớp học và kì thi khác để có đủ tư cách cho NT 4.0. Khi Microsoft chuyển sang Window 2000, bạn phải lấy các lớp thêm nữa, các kì thi thêm nữa. Bây giờ Window 7 ra, bạn phải học những điều mới, lấy thêm kì thi, lấy thêm chứng chỉ để có được phẩm chất được cập nhật nhất của Microsoft.

Xin xem xét điều này: Các công ty công nghệ chỉ quan tâm tới sản phẩm của họ. Họ muốn có sản phẩm mới đưa ra cứ sau vài tháng hay vài năm để cho họ có thể làm ra nhiều tiền. Như một người hỗ trợ, bạn phải liên tục học bất kì cái gì bạn cần để giữ việc làm của bạn. Công ti công nghệ không quan tâm bạn phải học bao nhiêu lớp hay bạn phải đỗ được bao nhiêu kì thu để đủ tư cách làm việc. Nếu bạn làm việc cho một công ti, người quản lí của bạn có thể trả tiền cho việc đào tạo của bạn để nâng cấp kĩ năng của bạn. Nếu bạn tìm việc làm, bạn phải trả tiền riêng của bạn để nâng cấp kĩ năng. Nếu bạn không có chứng chỉ mới nhất, họ không thuê bạn, bất kể bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm với phiên bản trước. Nếu họ cần hỗ trợ Window 7 nhưng bạn có kinh nghiệm Window Vista, bạn không đủ tư cách.

Bởi vì chứng nhận được cấp bởi công ty công nghệ đặc thù, họ không chuẩn bị cho bạn làm việc trong khu vực miền CNTT toàn thể. Bạn chỉ biết một công nghệ, một khu vực đặc thù, và có thể làm điều có giới hạn liên quan tới điều bạn biết. Ngày nay hầu hết các công ty không dùng một công nghệ mà nhiều công ty dùng các công nghệ tích hợp. Chẳng hạn, một công ty có thể dùng Microsoft, Cisco, Novell, Oracle, Dell, HP, Unix, Linux v.v. Nhưng như một người được Microsoft chứng nhận, bạn chỉ có thể làm việc trong cái gì đó liên quan tới điều bạn có phẩm chất để làm, không phải là cái gì đó khác.

Còn có "vấn đề nhạy cảm" khác nên được nhắc tới. Công ti công nghệ là trong việc bán sản phẩm của họ. Họ không trong việc đào tạo cho nên họ khoán ngoài điều đó cho các công ty đào tạo. Các công ty đào tạo làm ở trong việc làm đào tạo. Họ đào tạo càng nhiều người, họ càng làm được nhiều tiền. Họ không muốn sinh viên trượt kì thi và ở lại lớp chiếm chỗ của ai đó mới khác. Một số công ty "vô đạo đức" thường dùng "thủ đoạn", "lối tắt", hay thậm chí cho bạn "đáp án" mà bạn có thể ghi nhớ và đỗ được kì thi chứng chỉ mà thực sự không biết rõ về công nghệ.

Vài năm trước đây, một phóng viên báo San Jose đã điều tra loại đào tạo này. Cô ấy tới một trường đào tạo, trả tiền và nhận được "Tờ giấy trả lời bài thi" chỗ cô ấy có thể ghi nhớ trong vài ngày để đỗ kì thi chứng chỉ. Cô ấy đỗ bẩy chứng chỉ Microsoft rồi viết trên tờ báo đó rằng cô ấy đã được "chứng nhận" là chuyên gia trong công nghệ mà thậm chí không chạm tay gì tới máy phục vụ, hay máy tính. Bài báo đó khuấy động lên cơn giận dữ trong công nghiệp, nhắc nhở Microsoft phải huỷ bỏ hợp đồng với trường đào tạo đặc thù đó và đổi kì thì kiểm tra trên giấy thành kiểu thi tình huống. Theo ý kiến của tôi, đấy chỉ là giải pháp tạm thời. Nhiều kì thi chứng chỉ vẫn được tiến hành theo cách viết nghèo nàn, kém tổ chức và không gióng thẳng với nhu cầu của công nghiệp. Vẫn khó biết liệu người được chứng chỉ có biết đủ rõ về công nghệ không nếu chỉ dựa trên vài tuần đào tạo. Nếu một người trả đủ tiền, người đó vẫn có thể đỗ nhiều kì thi trước khi chứng nhận được cấp bởi công ty độc lập, không ai từ cơ quan chính phủ hay cơ quan đặc thù giám sát qui trình chứng nhận này. Ngày nay có hàng triệu công nhân CNTT "được chứng nhận" trên khắp thế giới, nhiều người trong số họ chỉ biết đủ để làm công việc tối thiểu. Đó là lí do tại sao nhiều công nhân được chứng nhận CNTT không nhận được sự kính trọng từ các công nhân CNTT chuyên nghiệp.

Vẫn còn tranh cãi về nhu cầu với bằng cấp so với nhu cầu về chứng nhận. Không có giải pháp. Một số người tin rằng trong vài tháng, chứng chỉ có thể giúp cho người ta kiếm được việc làm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Những người khác tin vào giáo dục trong nhiều năm có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn tốt hơn, kĩ năng cao hơn, tri thức sâu hơn điều sẽ giúp họ xây dựng nghề nghiệp trong thời gian dài. Theo ý kiến tôi, họ tất cả đều đúng trong cách nhìn riêng của họ.

Cho nên điều tốt nhất có lẽ là nhìn vào trong thị trường việc làm địa phương. Thị trường việc làm có nhu cầu người có bằng cấp hay chứng chỉ? Công nghiệp CNTT địa phương cần cái gì? Hầu hết các quảng cáo có yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ không? Một người cần bao nhiêu chứng chỉ để kiếm được việc làm? Làm sao chúng ta đánh giá được kĩ năng và kinh nghiệm của một người?

Để tìm câu trả lời cho điều này, tôi dành vài tuần nhìn vào quảng cáo việc làm ở vài nước để nhận diện xu hướng thuê người. Ngày nay câu trả lời là bằng đại học được cần để làm việc trong công nghiệp ở Mĩ, Anh, các nước phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc điều đưa những người có chứng nhận vào bất lợi. Tôi cũng gọi điện tới nhiều bạn bè trong công nghiệp hỏi ý kiến họ. Một người quản lí cấp cao của một công ty phần mềm lớn đã tóm tắt điều đó như sau: “Có quá nhiều công nhân CNTT có chứng chỉ, nhiều người không làm điều họ đang làm. Nhiều người gian lận các kì thi chứng chỉ. Cung đã vượt quá cầu. Không có cách nào nhận diện người có kĩ năng từ người không có kĩ năng. Chúng tôi không thuê họ thêm nữa.” Một người đã tham dự trường cấp chứng chỉ bảo tôi: “Tôi không thực sự biết cần chứng chỉ nào hay cần bao nhiêu để kiếm được việc làm. Có quá nhiều điều được quảng cáo bởi các công ty đào tạo rằng họ là tốt nhất và có thể kiếm việc làm cho bạn nhưng không ai đảm bảo điều đó.”

Lời khuyên tốt nhất tôi có thể đưa ra ở điểm này là đánh giá công nghiệp việc làm địa phương cần gì rồi bạn tự hỏi mình cái gì là tốt nhất cho bạn. Bạn cần việc làm hay nghề nghiệp? Bạn muốn làm gì trong năm tới, mười năm tới, và cho phần còn lại cuộc đời của bạn?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem