Cộng tác công nghiệp và đại học
Công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu đã tăng trưởng từ 800,000 công nhân năm 1992 lên 15.5 triệu công nhân năm 2012. Với mọi thăng giáng trong suốt lịch sử ngắn ngủi của nó, CNTT vẫn là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Người ta ước lượng rằng công nghiệp CNTT toàn cầu sẽ tăng trưởng tới 20 triệu công nhân CNTT trước năm 2015 và 30 triệu trước 2020 và trở thành dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên phần lớn việc làm CNTT tương lai sẽ yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân là điều tối thiểu, một số việc thậm chí còn yêu cầu bằng chuyên sâu (thạc sĩ và tiến sĩ).
Là một khu vực lệ thuộc vào tri thức, thách thức chính của công nghiệp CNTT là tìm ra công nhân có kĩ năng đúng. Một khảo cứu công nghiệp gần đây thấy rằng vì công nghệ thay đổi nhanh hơn đại học có thể điều chỉnh đào tạo của họ, chỉ một phần nhỏ những người tốt nghiệp có kĩ năng được công nghiệp cần. Chừng nào giải pháp còn chưa được tìm ra, thiếu hụt kĩ năng sẽ còn mạnh hơn trong vài năm tới. Với suy thoái toàn cầu nơi thất nghiệp cao, nhu cầu nhiều công nhân có kĩ năng CNTT mở ra cơ hội tuyệt vời cho nhiều sinh viên đại học. Không có gì ngạc nhiên khi thấy số ghi danh vào khu vực CNTT đang tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề chính là nhiều đại học vẫn thiếu chương trình đào tạo đúng và các thầy có chất lượng. Do đó các đại học cần đẩy mạnh quan hệ đối tác tích cực giữa các ngành công nghiệp để cải tiến chương trình đào tạo của nó. Ở các nước đã phát triển, công việc nghiên cứu thường được cho ưu tiên cao nhưng ở các nước đang phát triển, đào tạo kĩ năng nên được cho ưu tiên cao. Lí do là nghiên cứu là đầu tư dài hạn và không có tác động tức khắc lên kinh tế khi so sánh với việc phát triển công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp, điều có thể giúp cải thiện nền kinh tế. Công nhân có kĩ năng được cần để hỗ trợ cho các khối xây dựng của xã hội hiện đại như ngân hàng, bán lẻ, viễn thông, chế tạo v.v. Bằng cộng tác chặt chẽ với công nghiệp, đại học có thể cung cấp đào tạo thực hành và kinh nghiệm làm việc cho sinh viên để cho khi tốt nghiệp, họ có thể lập tức được đưa vào làm việc trong công nghiệp mà không cần đào tạo thêm.
Ngày nay phần lớn các nước đang phát triển tụt lại sau các nước đã phát triển dưới dạng nghiên cứu đại học bởi vì họ không có ngân quĩ và đào tạo đúng. Ngược lại, đại học ở Mĩ và Tây Âu thành công trong nghiên cứu và phát kiến bởi vì họ nhận được phần lớn ngân quĩ từ công nghiệp. Trong nhiều năm Ấn Độ và Trung Quốc đã cố gắng bắt lấy nghiên cứu nhưng đã không tiến bộ vì ngân quĩ nghiên cứu của họ tới từ chính phủ, họ đo thành công của họ theo số những công trình giấy tờ dài dòng và các xuất bản, nhưng không dựa trên tác động lên kinh tế. Chẳng hạn, Trung Quốc tạo ra trên 10,000 tiến sĩ hàng năm trong công nghệ và kĩ nghệ nhưng đã không phát triển khám phá hay phát kiến quan trọng nào.
Khi đại học và công nghiệp cộng tác, họ có thể cung cấp những giải pháp cao để bắc cầu qua lỗ hổng kĩ năng. Có vài chương trình tôi nghĩ có ích lợi cao. Chẳng hạn, công nghiệp và đại học cùng nhau tạo ra chương trình để hướng dẫn sinh viên lựa chọn nghề đúng; chương trình giúp sinh viên cải thiện kĩ năng mềm; chương trình để người công nghiệp đọc bài giảng ở đại học trên cơ sở hàng tháng; và chương trình để sinh viên năm thứ ba thứ tư làm việc trong công ti vào hè để thu lấy kinh nghiệm. Những chương trình như vậy có thể tạo ra tình huống được-được cho mọi người liên quan, kể cả sinh viên.
Nhu cầu về lực lượng CNTT toàn cầu được mong đợi tăng trưởng lên nhiều lần trong vài năm tới. Thiếu hụt hiện thời đang tồi tệ hơn và nếu các đại học có thể nhìn lại chương trình đào tạo của họ và nâng cấp chúng để hoà hợp với nhu cầu công nghiệp thì điều đó sẽ có lợi cho sinh viên, cho công nghiệp và cho xã hội. Để phát kiến nở hoa, tương tác công nghiệp - hàn lâm cần được làm mạnh và nó nên bắt đầu từ bây giờ để nâng cao kĩ năng của thế hệ tương lai.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com