Cảm giác lạc lõng ở đại học
Khi sinh viên vào đại học, tất cả họ đều có hi vọng cao. Thời gian ở đại học có lẽ là lí thú nhất trong đời họ với bạn mới, giáo sư mới, những điều mới để học và kĩ năng mới để phát triển. Tuy nhiên sau một hay hai năm, một số sinh viên cảm thấy cảm giác lạc lõng, mất phương hướng và động cơ. Một số thậm chỉ còn hỏi liệu vào đại học có là quyết định đúng không và số ít thậm chí còn xem xét bỏ học.
Cảm giác về “lạc lõng” trong sinh viên năm thứ hai hay thứ ba là thông thường ở mọi đại học. Một số bị gây ra bởi căng thẳng hay áp lực học tập nhưng căn nguyên thường “ẩn kín” mà phần lớn sinh viên không biết tại sao. Một sinh viên bảo tôi: “Làm sao em có thể tiếp tục học được khi em không còn động cơ nữa?” Một sinh viên năm thứ hai khác thừa nhận: “Nó xảy ra nhanh thế, đột nhiên em cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác mất phương hướng sau khi học tốt năm thứ nhất. Em không biết phải làm gì bây giờ.” Trong khi một số sinh viên tới và nói với tôi, nhiều người không nói. Có thể họ không nhận ra rằng họ có vấn đề, vì cảm giác “mất phương hướng” này không rõ ràng mãi cho tới khi nó trở thành vấn đề chính. Triệu chứng thông thường nhất là cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú học tập, và mất tự tin.
Sau khi nói chuyện với nhiều sinh viên, những người cảm thấy rằng họ bị “lạc lõng” tôi thấy rằng nhiều người trong số họ không có bản kế hoạch nghề nghiệp. Họ theo người khác vào đại học nhưng không có phương hướng rõ ràng về giáo dục của họ. Sau khi trải qua nhiều lớp họ đột nhiên cảm thấy “lạc lõng” vì họ không có bản lộ trình để hướng dẫn họ hướng tới mục đích của họ. Nhiều người bảo tôi rằng họ mong đợi có được bằng cấp rồi tìm được việc làm nhưng sự kiện là họ không có bản kế hoạch nghề nghiêp xác định. Một sinh viên nói: “Em mong đợi có được việc làm sau khi tốt nghiệp nhưng em không biết em sẽ có được loại việc làm nào cho nên bất kì việc làm nào cũng là tốt.” Anh ta thừa nhận: “Em thực sự không biết làm gì với đời em.” “Cảm giác lạc lõng” này là một phần của quá trình trưởng thành khi họ trở thành người lớn và đột nhiên đối diện với gánh nặng của “thế giới thực”. Cho dù họ học tốt trong lớp nhưng mất động cơ là vấn đề khó khăn cần giải quyết. Sau khi nói chuyện với nhiều sinh viên, tôi thấy rằng nhiều người có “mục đích không hiện thực” trong cuộc sống mà không có logic bản chất để hỗ trợ cho, kiểu như “Mình sẽ có việc làm tốt vì mình có bằng đại học” hay “Mình sẽ làm ra nhiều tiền vì mình học công nghệ thông tin.” Đột nhiên họ nhận ra rằng có người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp; hay không có tri thức và kĩ năng, họ sẽ không có được việc làm, rồi “mơ ước” của họ tan biến. Đồng thời, họ đang đối diện với áp lực học tập tăng lên từ nhà trường cho nên họ cảm thấy ‘lạc lõng” không có thêm động cơ để giúp cho họ giải quyết vấn đề.
Nhiều thầy giáo không biết cách giải quyết tình huống này cho nên họ để cho sinh viên “trôi nổi” từ lớp này qua lớp khác mãi cho tới khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Khi sinh viên không có động cơ học tập, hiệu năng của họ sụt giảm, họ không qua được lớp và một số bỏ trường. Nhiều giáo sư bảo tôi rằng việc của họ là dạy chứ không phải là giải quyết vấn đề cho sinh viên nhưng “thiếu động cơ” là một phần của hướng dẫn giảng dạy mà giáo sư phải làm. Chính việc làm của giáo sư là cung cấp lời khuyên, hướng dẫn cho sinh viên trong việc động viên họ, việc làm quyết định, và nhận ra những kĩ năng họ đã học và áp dụng chúng. Vấn đề “cảm giác lạc lõng” thường bắt rễ trong chọn lựa kém khi họ vào đại học mà không có phương hướng rõ ràng, không có kế hoạch nghề nghiệp được xác định rõ. Sau một năm học tập, họ nhận ra rằng điều họ chọn học có thể không phải là điều họ muốn trong cuộc sống cho nên họ cảm thấy lạc lõng hay họ không biết họ muốn gì và lúc đó.
Nếu sinh viên mất động cơ học tập, điều quan trọng là có hành động sửa chữa trước khi vấn đề trở thành tồi tệ. Nếu sinh viên “cảm thấy lạc lõng” vì họ không thể theo kịp được với lớp, giải pháp dễ nhất là đưa họ vào một lớp khác với mức thấp hơn để xây dưng lại nền tảng của họ. Nhiều đại học thường cho phép sinh viên học lại môn học hay chuyển họ sang các lớp mức thấp hơn nhưng điều đó thường làm cho sinh viên cảm thấy tồi tệ vì họ đã thất bại. Nó cũng không giải quyết được căn nguyên của vấn đề, điều không phải là khả năng học mà là mất phương hướng.
Trong bẩy năm quá, tôi đã thiết kế ra một “môn chữa trị” đặc biệt để giúp cho sinh viên có “cảm giác lạc lõng”. Môn này kéo dài 4 tuần, ba lần một tuần nhưng được dạy vào buổi tối với mục đích “nâng sinh viên trở lại” mức chuẩn học tập của họ. Vì căn nguyên là “mất phương hướng”, tôi bắt đầu với thảo luận thăm dò nghề nghiệp trong tuần đầu để giúp sinh viên biết thêm về bản thân họ. Bằng việc biết về mối quan tâm và ưa thích của riêng mình, họ có thể kết nối lại với thực tại. cải tiến việc làm quyết định của họ và hiểu những tuỳ chọn nghề nghiệp nào đó qua hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp. Khi vào đại học, nhiều sinh viên đối diện với nhiều tuỳ chọn nghề nghiệp nhưng họ có thể không để thời gian để thăm dò chúng theo chiều sâu cho nên họ chỉ lựa chọn một nghề dựa trên chọn lựa của bạn bè họ hay gia đình họ. Điều đó có thể không phải là điều họ muốn hay khớp với mối quan tâm của họ cho nên tôi giúp họ để thời gian thăm dò vài tuỳ chọn để cho họ làm quyết định có thông tin với bản thân họ. Đến cuối tuần thứ nhất, họ phải phát triển một bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết với các mục đích nghề nghiệp hiện thực. Họ được phép lựa chọn nghề đáp ứng ba điều kiện: ưa thích của họ, mong đợi của gia đình họ, và cơ hội thị trường việc làm. Sau khi sinh viên làm quyết định về điều cần làm, họ phải phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp với từng bước chi tiết cho từng môn học mà họ sẽ học, từng bước đều có mục đích hiện thực tương ứng mà họ phải đạt tới.
Một khi hoàn thành bản kế hoạch nghề nghiệp của mình, họ sẽ dành ba tuần tiếp để lập lại kế hoạch cho điều họ đã bỏ lỡ trong các môn chính qui. Sau khi hoàn thành, họ có thể trở về lớp chính qui của họ như không cái gì đã xảy ra. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng bốn tuần đặc biệt trong “lớp chữa trị” thực sự giúp cho họ hiểu được phương hướng giáo dục của họ, đặt ra mục đích hiện thực, làm tươi lại tri thức của họ và nhiều người lại có động cơ học tập. Trong số những sinh viên này trên 80% số họ trở lại cùng lĩnh vực học tập mà họ đã chọn, nhiều người đã tốt nghiệp và làm việc tốt trong nghề của họ.
Tôi càng làm việc nhiều với sinh viên, tôi càng nhận ra rằng lập kế hoạch nghề nghiệp là bản chất cho mọi sinh viên đại học. Tôi khuyến cáo rằng đại học nên phát triển các hội thảo lập kế hoạch nghề nghiệp lúc bắt đầu năm học để giúp cho sinh viên chọn lĩnh vực học tập đúng khớp với mối quan tâm và điểm mạnh của họ và đặt các mục đích giáo dục hiện thực. Bằng việc có bản kế hoạch nghề nghiệp được thiết lập tốt để hướng dẫn sinh viên trong cuộc hành trình giáo dục của họ, nhà trường có thể tránh được vấn đề sinh viên mất cảm giác về phương hướng ở năm giữa điều tác động tới động cơ học tập của họ. Khi sinh viên không còn có động cơ, trường cần có hành động sửa chữa sớm để cho việc phục hồi có thể là nhanh chóng và cuộc sống của sinh viên không phải bị sa sút vào cảm giác chán nản và thất bại.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com