Cải thiện việc dự lớp của sinh viên

Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Tôi có vấn đề với việc dự lớp của sinh viên trong lớp của tôi. Một số em thường tới trễ và một số bỏ lớp thường xuyên. Tôi có thể làm gì để cải thiện sự tham dự của các em? Vài giáo sư trong đại học của tôi bảo bỏ qua họ vì việc của tôi là dạy, dù sinh viên có tới lớp hay không, đó là vấn đề của họ, không phải của tôi. Là giáo sư tôi có chăm nom tới sinh viên của tôi nhưng không biết làm gì. Xin thầy giúp cho.”

Đáp: Ngay cả trong đại học nơi sinh viên phải có trách nhiệm về việc dự lớp riêng của họ nhưng các giáo sư vẫn phải chăm nom để chắc rằng sinh viên đạt tới mục đích của họ để có được giáo dục tốt. Tất nhiên, nếu họ không tới lớp, họ sẽ nhận được điểm kém hay thậm chí không qua được môn học nhưng mọi sinh viên đều biết điều đó cho nên thầy không cần nhắc nhở họ. Nhưng có nhiều điều giáo sư có thể làm để giữ cho sinh viên tham dự lớp đều đặn. Tôi bao giờ cũng nói với sinh viên ngay ngày đầu của lớp về chính sách tham dự lớp của tôi nơi tôi xác định rõ ràng cách cho điểm được thực hiện dựa trên việc tham dự lớp cho nên sinh viên biết rằng việc dự lớp là một phần của điểm của họ. Tôi thích cho những bài kiểm tra theo câu hỏi mà không báo trước, hay “câu hỏi gây ngạc nhiên” như sinh viên thường gọi chúng vậy, để khuyến khích sinh viên được chuẩn bị cho từng lớp cho nên họ bao giờ cũng bắt kịp theo tài liệu hiện thời. Tôi cũng bảo họ rằng thiếu các bài kiểm tra nghĩa là thiếu điểm có thể tính vào điểm chung kết của họ vì không có câu hỏi kiểm tra bù.

Tôi không thích đọc bài giảng nhiều mà thường hỏi sinh viên các câu hỏi để tạo điều kiện cho thảo luận trên lớp và thường đưa một số câu hỏi vào bài kiểm tra. Bằng việc bỏ lớp, sinh viên sẽ không biết câu hỏi nào sẽ trong bài kiểm tra và không thể làm tốt được. Nếu bạn làm điều này trong vài bài kiểm tra đầu, sinh viên sẽ có được ý tưởng này và sẽ tham dự lớp để biết điều bạn có thể hỏi và điều bạn có thể đưa vào bài kiểm tra hàng tuần. Tôi cũng gửi e-mail cho sinh viên những người thường xuyên vắng mặt và khuyến khích họ tham dự lớp bằng việc hỏi họ lí do không dự lớp.

Để giữ cho sinh viên quan tâm tới học tập, tôi thường đem những biến cố thời sự làm chủ đề cho thảo luận trên lớp và điều này bao giờ cũng lôi kéo mối quan tâm của sinh viên. Chẳng hạn: “Các em nghĩ gì về iPhone 6 của Apple? Tại sao robotics đang tăng trưởng nhanh trong vài năm qua? Các em nghĩ ngành công nghiệp robotics sẽ là gì trong năm năm tới?” Tôi bao giờ cũng cố gắng kết nối tài liệu môn học với các ví dụ cuộc sống thực mà sinh viên có thể có quan hệ. Tôi phân lớp thảo luận, tôi cố gắng tạo ra môi trường nơi mọi sinh viên đều cảm thấy thoải mái bày tỏ ý kiến của họ, nơi từng người có cái gì đó để đóng góp và nơi bất đồng được bao dung. Tôi bao giờ cũng thích ứng kế hoạch bài học của tôi để chắc rằng chủ đề là hay và liên quan tới mục đích học của họ.

Tôi tin rằng với việc duy trì mức cao việc tham dự của sinh viên sẽ có ích cho cả sinh viên và giáo sư. Tất nhiên, kiểm tra việc dự lớp, cho những bài kiểm tra không báo trước, cho điểm phụ cho những sinh viên tham gia vào thảo luận lớp không phải là phổ biến với một số sinh viên nhưng đây là những kĩ thuật tôi đã dùng trong nhiều năm. Nhiều sinh viên, người ban đầu không thích nó và thậm chí còn chống lại nó, cuối cùng nhận ra giá trị của nó và đánh giá cao tôi do việc làm điều đó. Nhiều người tốt nghiệp đang làm việc trong công nghiệp viết thư cho tôi rằng họ nhớ thảo luận trên lớp của tôi nhất vì nó thách thức họ học và phát triển sự tự tin của họ trong việc nói, diễn đạt, trình bày trong lớp và những kĩ năng mềm đó là bản chất cho phát triển nghề nghiệp của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com