Cơ hội thứ hai để học tập

Cơ hội thứ hai để học tập

Năm ngoái khi tôi dạy kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc, tôi thường cho sinh viên bài kiểm tra hàng tuần và bài kiểm tra “lại”. Tôi nhớ một số giáo sư rất ngạc nhiên về điều đó. Một giáo sư hỏi tôi: “Tại sao thầy cho sinh viên làm bài kiểm tra lại khi họ không làm tốt bài kiểm tra đầu. Nếu họ không biết câu trả lời, họ trượt chứ.” Tôi giải thích: “Đó là quan niệm truyền thống đã được dùng trong hàng nghìn năm. Mục đích là đánh trượt học sinh và chọn lựa chỉ vài người, những người giỏi nhất để làm quan phục vụ nhà vua. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục truyền thống có nhiều kì thi thế và nhiều chướng ngại thế cho học sinh. Ngày nay, mục đích của giáo dục là khuyến khích học sinh học tập, thu nhận kĩ năng chứ không phải là đánh trượt hay trừng phạt họ.” Điều này dẫn tới vài thảo luận với các thầy trong khoa. Vài người đồng ý với tôi nhưng phần lớn đều bất đồng vì họ tin rằng cho học sinh cơ hội thứ hai trong làm bài kiểm tra lại sẽ khuyến khích lười biếng, thái độ vô trách nhiệm, và không công bằng với các sinh viên khác. Về sau một giáo sư bảo tôi rằng điều đó có nghĩa là nhiều công việc hơn cho các thầy trong khoa và không ai muốn việc làm thêm cả. Tôi bảo ông ấy rằng khái niệm về cho học sinh cơ hội thứ hai được thiết kế để khuyến khích học tập. Điều đó có nghĩa là sinh viên đã không học tốt tài liệu có cơ hội khác để học lại chúng lần nữa. Nếu việc học tập là mục đích giáo dục tối hậu, thế thì tại sao chống đối lại điều đó?

Đây là cách bài kiểm tra lại làm việc: Trong kiểm tra hàng tuần, học sinh phải xác định liệu họ có thực sự biết câu trả lời hay không. Nếu họ không biết hay không chắc, họ có thể đánh dấu câu hỏi đó bằng dấu “SC” (Second chance - cơ hội thứ hai) rồi sao chép nó lên một mảnh giấy. Sau bài kiểm tra, họ có thể đem tờ giấy đó về nhà và tìm câu trả lời đúng. Ngày hôm sau, họ phải nộp câu trả lời đúng cho tôi để cho tôi có thể cho điểm cả bài gốc và bài kiểm tra lại đồng thời. Nếu học sinh bỏ lỡ câu hỏi ở bài kiểm tra thứ nhất nhưng trả lời đúng trong bài kiểm tra lại, thì họ được nửa số điểm. Chẳng hạn, nếu có mười câu hỏi trong bài kiểm tra, học sinh chỉ có năm câu trả lời đúng sẽ nhận được năm điểm. Tuy nhiên, nếu người đó có cả năm câu trả lời sai đã được sửa trong bài kiểm tra lại, thì người đó sẽ nhận được hai điểm rưỡi. Điểm cuối cùng sẽ là bẩy điểm rưỡi.

Nhiều giáo sư hỏi tôi: “Sao bận tâm giúp họ làm gì?” Tôi giải thích rằng học sinh học nhiều hơn bằng việc phải tự mình tra cứu câu trả lời. Điều đó có nghĩa là họ phải quay về và học những điều họ không biết hay đã bỏ lỡ trong học tập của riêng họ. Phần lớn các sinh viên bảo tôi rằng bằng việc có cơ hội thứ hai, họ cảm thấy đỡ bị căng thẳng hơn trong bài kiểm tra, họ thấy thoải mái hơn vì họ học từ sai lầm của họ. Trong bài kiểm tra, họ phải nghĩ về từng câu hỏi một cách nghiêm chỉnh, xác định câu trả lời và quyết định liệu họ có biết câu trả lời hay không hay cần yêu cầu cơ hội thứ hai. Trong trường hợp này, họ biết đích xác liệu cách học tập của họ là hiệu quả hay không cho nên họ có thể cải tiến nó. Tất nhiên, để công bằng với các sinh viên khác, sinh viên dùng cơ hội thứ hai sẽ phải chịu thiệt bằng việc chỉ nhận được nửa số điểm do việc không biết câu trả lời trong bài kiểm tra. Họ có thời gian ngắn (24 giờ) để tìm ra câu trả lời đúng mà có nghĩa là họ phải làm việc học tập phụ thêm. Về căn bản, học tập là điều tôi muốn có ở học sinh của tôi, KHÔNG phải là bao nhiêu người trong họ qua được bài kiểm tra.

Để xoá bỏ vấn đề học sinh lười lợi dung ưu thế của cơ hội thứ hai, tôi cũng có qui tắc khác: Học sinh chỉ có thể có tối đa ba “cơ hội thứ hai” trong từng học kì. Điều đó nghĩa là 3 cơ hội trong 12 bài kiểm tra hàng tuần. Trong nhiều năm, tôi hiếm khi thấy người nào vi phạm qui tắc này hay lợi dung nó. Thường học sinh bảo tôi rằng họ được khuyến khích học tập, biết rằng họ có “lưới an toàn” trong trường hợp cái gì đó xảy ra. Tôi đã thấy nhiều sinh viên giỏi đã không làm tốt trong bài kiểm tra vì họ ốm vào ngày đó. Thỉnh thoảng họ có vấn đề cá nhân hay xung đột gia đình trong lúc kiểm tra cho nên có cơ hội thứ hai sẽ giúp cho họ theo kịp với lớp.

Tất nhiên, tôi không nghĩ việc có bài kiểm tra lại là cách tốt nhất để làm cho học sinh học tập. Tôi cũng không tin vào trừng phạt ai đó vì không làm bài kiểm tra theo cách tốt hơn. Một điều tôi chắc chắn là cách học sẽ ở lại cùng họ trong phần còn lại cuộc đời họ nhưng tài liệu môn học là tốt chỉ cho vài năm vì công nghệ thay đổi nhanh chóng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com