Câu hỏi làm sinh viên suy nghĩ

Câu hỏi làm sinh viên suy nghĩ

Cuộc sống đại học thường là “cuộc sống nương tựa” vì phần lớn các sinh viên không đối diện với thực tại của “thế giới thực”, đặc biệt với những người vẫn còn được bố mẹ họ chăm sóc. Trong nhiều năm tôi đã vật lộn với câu hỏi về cách chuẩn bị cho họ cập bến cuộc sống trong “thế giới thực” vì thế giới bên ngoài nhiều thách thức hơn là điều họ đã kinh nghiệm trong lớp học. Tôi đã tự hỏi bản thân mình: “Làm sao tôi làm cho họ nhận ra rằng bằng cấp đại học không phải là điều đảm bảo cho việc làm? Làm sao tôi dạy cho họ về lập kế hoạch nghề nghiệp? Làm sao tôi động viên họ tự túc và độc lập? Làm sao tôi làm cho họ có trách nhiệm hơn với bản thân họ, với gia đình họ, và với xã hội? Làm sao tôi làm cho họ đọc nhiều hơn và mở mang tâm trí với đa số bao la các tài liệu sẵn có? Vài năm trước, tôi đi tới một phân công nhiệm vụ đặc biệt cho các sinh viên năm thứ tư để làm cho họ nghĩ về cái gì đó mà họ có thể còn chưa cân nhắc tới.

Mọi tuần tôi đều yêu cầu từng người trong họ viết ra một câu trả lời một trang giấy cho một câu hỏi đơn giản. Những câu hỏi này không liên quan tới tài liệu của lớp cho nên họ không cần đọc bất kì cái gì để có được câu trả lời. Không có điểm cho nó nhưng tôi sẽ đọc tất cả chúng và lựa ra vài người để trình bày câu trả lời của họ cho thảo luận lớp. Ban đầu, sinh viên không thoải mái với công việc phụ này và họ phàn nàn quá nhiều công việc nhưng chung cuộc nhiều người thích nó vì nó giúp họ mở rộng tri thức của họ, đặc biệt khi tôi yêu cầu họ trình bày câu trả lời của họ cho lớp, điều bao giờ cũng dẫn tới nhiều thảo luận hơn.

Các câu hỏi điển hình là: “Ai là người được ngưỡng mộ nhất của em trong công nghiệp? Người đó làm gì và tại sao?” “Nếu em có thể gặp một người thành công, em muốn hỏi câu hỏi nào, và tại sao?”, “Em sẽ nhớ nhất cái gì về đại học này hay lớp này khi em tốt nghiệp và tại sao?”, “Em ước ao điều gì mà em sẽ làm khi em vào đại học mà đã không làm?”, “Em mong lời khuyên nào em chú ý hơn khi em vào đại học và tại sao?” “Nếu em có thể thay đổi chỉ một điều ngày hôm nay, em sẽ làm gì?”, “Nếu em có thể mô tả bản thân em cho một người mà em chưa bao giờ gặp trước đây chỉ trong hai phút, em sẽ nói gì và tại sao?” “Nếu em có thể đọc chỉ bốn cuốn sách trước khi em chết, chúng là những cuốn nào và tại sao?”, “Nếu em có thể đi du lịch nước ngoài trong một năm, em muốn đi nước nào và tại sao?” v.v.

Những câu hỏi này gần như được nghĩ một cách ngẫu nhiên nhưng chúng thường dẫn tới thảo luận nghiêm chỉnh giữa các sinh viên vì không có câu trả lời “đúng hay sai” và mọi người đều có ý kiến hay ý tưởng riêng của họ. Trước tuần cuối cùng của lớp, tôi cho họ nhiệm vụ cuối cùng: Viết ra mô tả một trang dựa trên phỏng vấn của họ với năm người tốt nghiệp đại học mà đã không tìm được việc làm cũng như năm người tốt nghiệp đại học có được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ bằng câu hỏi này: “Nếu em có thể làm lại một điều, em sẽ làm gì và tại sao?”

Tôi đã làm điều này trong bẩy năm qua và phần lớn sinh viên đều bảo tôi rằng họ thích những thảo luận này nơi họ chia sẻ câu trả lời của họ trong lớp điều bao giờ cũng dẫn tới nhiều thảo luận hơn và chúng bao giờ cũng làm cho họ nghĩ sâu hơn. Kể từ đó, nhiều người tốt nghiệp bảo tôi rằng họ nhớ những thảo luận này một cách sinh động vì họ đã làm việc trong công nghiệp vì chúng giúp họ nhìn tới tương lai của họ và điều đó bao giờ cũng là vui.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com