Cách học sinh học

Cách học sinh học

Là thầy giáo, nhiều người trong chúng ta dạy theo cách chúng ta đã được dạy. Chúng ta thường chấp nhận các đặc trưng của thầy giáo yêu thích của mình mà không thực sự nghĩ. Nhưng ngày nay nhiều điều đã thay đổi, và môi trường học tập không còn cùng như trước đây. Hệ thống giáo dục cần phong cách dạy mới nơi thầy giáo không còn là người “truyền thụ tri thức” mà là ai đó huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn và hỗ trợ cho việc học của học sinh.

Trong nhiều năm, chúng ta đã phát triển phong cách dạy kiểu “thẩm quyền” điều xác định ra cách chúng ta nhìn bản thân mình như thầy giáo và cách chúng ta muốn được thấy bởi học sinh. Nhưng ngày nay chúng ta cần học để là ai đó hiện diện để giúp đỡ, để hướng dẫn và để tạo khả năng cho học sinh học. Để hoàn thành điều này, phong cách dạy của chúng ta phải thay đổi, nhưng điều đó là không dễ vì chúng ta đã không thấy nhiều tấm gương. Đổi cách chúng ta dạy là thách thức, và nó yêu cầu thời gian và thậm chí một số sai lầm trước khi chúng ta biết phải làm gì. Thay vì hội tụ vào cách chúng ta dạy, chúng ta cần chuyển sự hội tụ vào cách học sinh học và họ dành bao nhiêu thời gian cho việc học.

Khi lên thành sinh viên đại học và với việc học, qui tắc chung là: “Với mỗi giờ trên lớp, sinh viên phải dành hai tới ba giờ ngoài lớp để học và làm các phân công của môn học.” Với sinh viên trung bình học ba lớp một ngày, điều đó nghĩa là chín giờ học mỗi ngày. Bây giờ, nghĩ về các sinh viên này, bạn nghĩ họ dành ra bao nhiêu giờ để học mỗi ngày? Là thầy giáo, bạn có biết không? Bạn có bao giờ hỏi họ không? Tôi chắc nó không phải là chín hay thậm chí sáu giờ một ngày dành cho học tập đâu. Nếu chúng ta biết họ dành ra bao nhiêu giờ để học, chúng ta có thể làm được gì về điều đó?

Là thầy giáo, chúng ta cần hỏi nhiều hơn về thói quen học tập của học sinh của chúng ta. Và chúng ta không nên lo nghĩ về cách học sinh nghĩ về chúng ta như thầy giáo. Điều chúng ta tìm ra về cách học sinh học, cách họ làm bài tập về nhà, cách họ đọc các sách giáo khoa, cách họ làm việc cùng nhau, hay lắng nghe bài giảng của chúng ta có thể có tác động tới cách chúng ta dạy. Một số người trong chúng ta có thể trở nên nhạy cảm và không muốn hỏi vì chúng ta lo nghĩ rằng chúng ta có thể tìm ra cái gì đó tiêu cực. Nhưng làm sao chúng ta có thể cải tiến cách dạy nếu chúng ta không hỏi?

Tôi thường hỏi sinh viên của tôi: “Khi nào thì em học? Giữa hai buổi lên lớp? Vào buổi chiều? Ban đêm? Trong bao lâu? Một giờ hay ba giờ? Em học thế nào? Một mình hay cùng bạn bè? Làm sao em biết rằng em đã học đủ? Em làm gì nếu em không hiểu cái gì đó? Em hỏi ai? Em có mang câu hỏi tới lớp không hay em có hỏi bạn bè không? Em có học để biết cái gì đó hay chỉ để qua được bài kiểm tra? Em dành bao nhiêu nỗ lực mỗi ngày? Mỗi tuần?”

Câu trả lời cho các câu hỏi đó giúp tôi lập kế hoạch dạy và hướng dẫn hay có hành động. Khi tôi biết sinh viên thường học nhồi nhét cho kì thi, tôi đổi thói quen học của họ bằng việc cho “câu hỏi bất ngờ” để cho họ không thể học nhồi nhét vào ngày hôm trước. Khi tôi biết rằng nhiều người trong số họ ghi nhớ nội dung, tôi thiết kế các câu hỏi mà không thể được trả lời bằng ghi nhớ. Khi tôi thấy rằng sinh viên không đọc trước khi lên lớp, tôi cho bài kiểm tra hàng ngày với ba câu hỏi dựa trên nội dung bài đọc đã phân công, v.v.

Mặc dầu với phương pháp học chủ động, học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ, là thầy giáo, chúng ta có thể giúp cho họ bằng việc hướng dẫn họ phát triển thói quen học tốt.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com