Các kiểu sinh viên khác nhau/2

Các kiểu sinh viên khác nhau phần 2

Học tập đại học là đầu tư thời gian, công sức và tài chính để thu được tri thức và kĩ năng. Tuy nhiên, một số sinh viên tới đại học với mong đợi rằng họ sẽ nhận được những điều có giá trị này “một cách tự động” không mấy nỗ lực. Họ tin rằng họ có thể có được “mảnh giấy” nói rằng họ có kĩ năng nào đó và với cái đó, họ sẽ có được việc làm và có tương lai sáng lạn. Tất nhiên, họ thất vọng khi những điều này đã KHÔNG xảy ra.

Chúng ta hãy nhìn vào tình huống này một cách cẩn thận. Một số sinh viên được ước định ĐỂ mọi sự xảy ra VỚI họ, thay vì LÀM mọi sự xảy ra CHO họ. Họ được bảo rằng để tốt nghiệp họ phải qua những kì kiểm tra nào đó cho nên họ tìm manh mối, lời khuyên, thủ đoạn, lối tắt chỉ để qua kì kiểm tra. Họ sẽ kiểm để xem liệu giáo sư thích tập trung vào bài giảng hay sách giáo khoa rồi tìm các bài kiểm tra cũ hay bài ghi chép cũ từ năm trước với hi vọng rằng họ sẽ qua được bài kiểm tra. Về căn bản, họ cố tìm ra cái gì được MONG ĐỢI về họ rồi chuẩn bị đáp ứng. Họ tập trung vào việc qua được kiểm tra thay vì thu lấy tri thức. Nếu họ qua được bài kiểm tra, họ sẽ đi sang lớp tiếp “một cách tự động”. Trong trường hợp này, người có nhiều câu trả lời “đúng” được coi là “sinh viên giỏi nhất”. Kiểu hành vi THỤ ĐỘNG này sẽ tiếp tục khi họ tốt nghiệp. Họ mong đợi rằng với bằng cấp, họ sẽ kiếm được việc làm và họ sẽ cứ làm việc và chờ đợi sếp của họ bảo họ điều cần làm. Tuy nhiên, cuộc sống KHÔNG đơn giản thế cho nên nếu cái gì sai xảy ra trong thời gian đó, họ sẽ đổ lỗi cho cái gì đó khác. Có thể họ KHÔNG may hay đó là số mệnh của họ. Tôi đã thấy các sinh viên thất vọng, cáu kỉnh, ngã lòng trong đại học vì “cái gì đó″ xảy ra cho họ. Tôi cũng thấy nhiều người không thể tìm được công việc rồi đổ lỗi cho giáo sư, trường học, cha mẹ họ, và xã hội KHÔNG chăm nom tới họ.

Có kiểu sinh viên khác hơn kiểu vừa nói trên. Họ là kiểu người đạt tới, họ làm nhiều hơn nhà trường yêu cầu. Họ bao giờ cũng làm bài đọc thêm, họ phát sinh ý tưởng mới, họ học giá trị của tri thức và biến thành kĩ năng thay vì phụ thuộc vào việc qua kì kiểm tra. Họ biết cách thu được thừa nhận, điều đến lượt đưa tới cơ hội. Họ cởi mở cho tình huống và kinh nghiệm mới. Họ hiểu tầm quan trọng của việc hình thành tổ để trao đổi ý tưởng. Họ quan tâm tới tin tức công nghiệp, học từ kinh nghiệm của người khác và bất kì cái gì là quan trọng cho nghề nghiệp của họ. Về cơ bản họ năng nổ trong bất kì cái gì họ làm và bao giờ cũng chứng tỏ nhiệt tình của mình trong học tập. Họ tình nguyện trong các hoạt động nhà trường để nối bản thân mình với các ý tưởng và mọi người. Họ là người lãnh đạo tổ trong công việc tổ của lớp và tình nguyện trợ giúp cho các giáo sư bất kì khi nào họ có thể làm được. Họ chọn các dự án mà họ quan tâm, cho dù khi họ có khó khăn. Họ hỏi các câu hỏi trong lớp, lãnh đạo việc thảo luận trong lớp. Họ tham gia vào các hoạt động nhà trường mặc cho lịch biểu hàn lâm khá nặng. Đó là lí do tại sao họ nổi tiếng trong trường và nhiều người sử dụng lao động để ý tới. Các công ty thích các sinh viên năng nổ, sáng tạo, có hướng doanh nhân và tìm họ khi họ vẫn còn trong trường. Khi họ được phỏng vấn việc làm, họ KHÔNG chỉ trả lời câu hỏi được hỏi mà còn lấy mọi cơ hội để giải thích điều họ đã học được trong lớp và các hoạt động bên ngoài. Tất nhiên, họ cũng khiêm tốn về điều gì đó họ không biết dầu vậy vẫn biểu lộ nhiệt tình và sự chuẩn bị của họ. Trong công việc, họ biểu lộ trách nhiệm và phẩm chất lãnh đạo của mình. Họ bao giờ cũng làm nhiều hơn là đi theo chỉ đạo và sẵn lòng chứng tỏ sáng kiến của họ, dẫn lái và động cơ. Họ làm việc tốt với mọi người, giải quyết xung đột và giải quyết vấn đề. Đó là lí do tại sao họ đi xa trong nghề nghiệp của mình.

Những sinh viên này KHÔNG dựa trên danh tiếng của trường hay bằng cấp để kiếm việc làm. Họ biết cách tổ hợp tri thức của mình với kĩ năng thực hành để làm nổi bật bản thân mình. Họ làm mối quan tâm, năng lực của họ được người khác biết tới. Họ biết rằng cuộc sống, sau rốt, sẽ không bao giờ là tiến bộ trôi chảy từ chỗ này sang chỗ tiếp. Thay vì thế, họ coi nó như cuộc hành trình thám hiểm và phiêu lưu. Họ biết cách chuẩn bị cho cuộc sống của mình bằng việc làm cho mọi sự xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem