Các kiểu sinh viên khác nhau

Có những sinh viên vào đại học mà không có mục đích, không có phương hướng học tập, không có kế hoạch tương lai, không có thông tin về thị trường việc làm. Mọi điều họ có là ước muốn rằng họ sẽ có được bằng đại học. Các “sinh viên thụ động” này thường lệ thuộc vào gia đình họ hỗ trợ cho họ. Họ không có phương hướng rõ ràng về phải làm gì với giáo dục của họ, họ vào trường bởi vì bạn bè họ vào trường. Họ ngồi trong lớp chờ đợi thầy giáo giải thích mọi điều cho họ, nhưng phần lớn thời gian thông tin vào rồi ra khỏi đầu họ vì họ chưa bao giờ xử lí nó. Họ không quan tâm tới việc học cái gì nhưng chỉ làm đủ để qua được kì thi. Họ đã làm điều đó ở trường tiểu học và trung học mà không mấy nỗ lực gì; thỉnh thoảng họ thậm chí còn học tốt vì thầy giáo thích họ. Khi họ vào đại học, họ chọn lĩnh vực học tập dễ dàng, chọn lớp dễ, làm ít công việc nhất có thể được, và lấy bất kì điểm nào họ có thể lấy. Nhiều người trong số họ cuối cùng thất bại nhưng họ không quan tâm vì gia đình họ bao giờ cũng chăm nom cho họ.

Tương phản lại, có những sinh viên tham gia tích cực vào việc giáo dục của họ. Họ vào đại học với mục đích nghề nghiệp được lập kế hoạch tốt; họ nghiên cứu cẩn thận thị trường việc làm để đặt chiều hướng cho tương lai của họ. Họ lựa chọn các lĩnh vực học tập dựa trên đam mê và lí tưởng của họ bởi vì họ có mục đích về điều họ muốn đạt tới. Ở trường, họ bao giờ cũng chuẩn bị học bằng việc đọc tài liệu trước khi lên lớp. Trong lớp, họ được khuyến khích học nhiều hơn bằng việc hỏi các câu hỏi và chia sẻ hiểu biết của họ với những người khác trong thảo luận. Họ làm việc chăm chỉ và cố làm hết sức. “Những sinh viên tích cực” cao này bao giờ cũng sẽ làm tốt khi tốt nghiệp, họ không có vấn đề gì trong việc kiếm việc làm tốt. Trong công việc, họ làm tốt và qua thời gian họ chuyển lên các vị trí tốt hơn vì họ tiếp tục học để giữ cho kĩ năng của họ hiện thời với nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, có những sinh viên hiểu rằng giáo dục đại học là quan trọng nhưng không nhận được hướng dẫn đúng để lập kế hoạch cho giáo dục của họ được đúng. Họ thường là thế hệ đầu trong gia đình họ vào đại học. Bố mẹ họ không biết cách khuyên nhủ họ về lập kế hoạch nghề nghiệp hay cách đặt phương hướng cho kế hoạch tương lai. Họ không biết lĩnh vực học tập nào cần chọn hay làm sao tiến hành nghiên cứu về nhu cầu thị trường. Họ thường nghe lời khuyên khác từ bạn bè hay họ hàng, nhưng những người này có thể không biết gì mấy. Họ không biết cách chọn lĩnh vực học tập đúng, hay trường đúng để đạt tới mà thường chọn trường gần cho tiện mặc dầu trường đó có thể không có lĩnh vực học tập mà họ cần hay không có thầy giáo đủ phẩm chất trong một số môn. Trong trường, họ được khuyến khích làm việc chăm chỉ để đạt tới mục đích giáo dục của họ. Quyết tâm của họ giúp cho họ học tốt nhưng khi tốt nghiệp, nếu họ không chọn khu vực đúng mà có nhu cầu cao, họ có thể không có khả năng kiếm được việc làm.

Qua suốt những năm dạy học của tôi ở châu Á, tôi đã thấy nhiều kiểu sinh viên nhưng đa số trong họ thuộc vào loại thứ ba – sinh viên được khuyến khích học tập nhưng không nhận được đủ thông tin và hướng dẫn để chọn lĩnh vực học tập đúng, trường đúng để học, và chỗ đúng để xây dựng nghề nghiệp của họ. Phần lớn trong họ đều là thế hệ đầu tiên trong gia đình vào đại học. Nhiều người trong số họ tới từ miền quê nơi bố mẹ họ là nông dân hay làm việc trong khu vực nông nghiệp. Họ mang hi vọng của toàn thể gia đình rằng giáo dục đại học sẽ giúp cho họ vượt qua nghèo nàn và nhiều người đã bị bại sản sau khi nhận được bằng đại học nhưng không thể tìm được việc làm.

Với toàn cầu hoá, thế giới trở thành môi trường cạnh tranh cao. Không chỉ các nước cạnh tranh với các nước khác mà con người cũng phải cạnh tranh với người khác về việc làm. Ngày nay việc làm không còn bị giới hạn bên trong biên giới quốc gia mà với công nghệ chúng có thể ở bất kì đâu. Với kĩ năng tiếng nước ngoài, bạn có thể làm việc cho các công ty ở nước khác qua internet. Bạn có thể vận hành cửa hàng trực tuyến và bán các thứ cho những người sống trên khắp thế giới. Đó là lí do tại sao giáo dục là bản chất vì phần lớn việc làm tương lai sẽ yêu cầu giáo dục đại học. Tuy nhiên bằng đại học KHÔNG là đảm bảo cho việc làm nhưng sinh viên phải có kĩ năng nào đó mà đang có nhu cầu cao. Đó là lí do tại sao lập kế hoạch nghề nghiệp và mục đích giáo dục là mấu chốt. Là sinh viên đại học, bạn phải coi nó là nghiêm chỉnh và tích cực trong việc theo đuổi giáo dục của bạn. Bạn không thể chỉ trôi giạt, không động cơ và không tham gia vào cái gì. Nếu điều bạn học không phải là mối quan tâm của bạn, đổi lĩnh vực học tập sang thành cái gì đó làm bạn háo hức. Nếu đại học nói chung không làm bạn quan tâm, tự hỏi bản thân bạn: “Sang trường khác liệu sẽ tốt hơn cho mình không?” Đây là lúc để trung thực với bản thân bạn. Nếu trường bạn định vào học không cung cấp lĩnh vực học tập mà bạn muốn, tìm trường khác và làm thay đổi. Đừng chỉ thụ động đi qua trường như sống trong mơ. Bạn cần thức dậy. Nếu bạn chán bởi vì bạn không được thách thức đủ mạnh thì đi vào thư viện và tìm một chủ đề mà bạn thích và học nó, học cái gì đó làm bạn háo hức. Có thể là thay đổi lĩnh vực học tập của bạn, thay đổi trường hay tình nguyện làm cái gì đó tốt cho người khác. Khi bạn còn trẻ, giữ cho cuộc sống của bạn tích cực và giữ cho tâm trí của bạn tỉnh táo, bằng không bạn sẽ hối tiếc khi bạn về già. Là sinh viên, bạn cần thời gian để nghĩ về tương lai của mình để xác định bạn muốn gì tiếp. Lập kế hoạch giáo dục của bạn và tương lai của bạn một cách cẩn thận. Nó là cuộc sống của bạn và tương lai của bạn cho nên đừng làm phí hoài nó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem