Bằng hai
Một câu hỏi thông thường ngày nay là làm sao mọi người có được tri thức và kĩ năng cần thiết để thành công trong thời suy thoái này? Với sinh viên đại học câu trả lời là dễ dàng vì họ có thể học những kĩ năng này trong trường, với giả thiết rằng họ chọn đúng lĩnh vực học tập và trường của họ có đào tạo đáp ứng cho nhu cầu của thị trường việc làm. Với những người đang làm việc, câu trả lời có chút khó khăn vì họ phải học các kĩ năng mới trong các buổi seminars, bằng việc đọc sách và bài báo. Nếu cần, họ có thể phải quay lại trường để học các kĩ năng khác và có được bằng cấp khác. Việc học cả đời là mấu chốt ngày nay cho mọi người vì họ cần liên tục cập nhật và mở rộng kĩ năng việc làm của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo một khảo cứu mới của Mĩ, quãng ba triệu người lớn đang làm việc đang trở về trường mỗi năm để học kĩ năng mới hay bằng cấp mới. Đây là xu hướng mà các đại học Mĩ đang làm việc vất vả để thích hợp với các sinh viên cũ này trở lại trường. Bạn có thể thấy những sinh viên trẻ hơn và sinh viên lớn tuổi đang đi làm ngồi cạnh nhau trong nhiều đại học. Nhưng ở châu Âu và châu Á, xu hướng này còn chưa được bắt lấy. Nhiều người đang đi làm vẫn còn ngần ngại về việc trở lại trường sau khi họ đã tốt nghiệp và làm việc một số năm. Một nhà giáo dục Anh giải thích: “Người Mĩ rất thực dụng, khi họ thấy rằng nghề nghiệp của họ đã đạt tới điểm cuối chết, họ không có vấn đề gì để trở về trường và lấy bằng cấp khác. Tuy nhiên ở châu Âu, mọi người chưa có cách nghĩ thực tế đó. Các trường châu Âu không sẵn sàng đón chào các sinh viên cũ, đặc biệt là những người có kinh nghiệm mười năm hay hơn. Nhiều đại học Mĩ thậm chí có trường đêm cho những người muốn có bằng khác khi họ vẫn còn đang đi làm nhưng xu hướng này vẫn còn mới ở các chỗ khác.” Một sinh viên lớn tuổi nói: “Tôi có bằng cử nhân về kế toán nhưng sau khi làm việc trong sáu năm, tôi không thấy mấy tương lai trong lĩnh vực này. Tôi trở lại trường để kiếm bằng trong Quản lí hệ thông tin điều sẽ cho tôi nhiều cơ hội hơn và lương tốt hơn.” Một sinh viên khác đồng ý: “Tôi có bằng trong kinh tế nhưng nó không tốt cho nên tôi sẵn lòng ở lại trường thêm một năm nữa để có bằng thứ hai trong khoa học máy tính điều sẽ mở ra nhiều cánh cửa hơn cho tôi.” Ngày nay, có bằng hai là xu hướng phổ biến trong các sinh viên đại học để chắc rằng họ sẽ có việc làm trong thời khó khăn này.
Khảo cứu này thấy rằng trong thế giới được toàn cầu hoá này, phần lớn công nhân đều có thể đổi việc làm, nghề nghiệp, hay công ty vài lần trong đời họ. Lí do là những kĩ năng hay bằng cấp nào đó không còn đảm bảo cho việc làm tốt nhưng đổi sang cái gì đó khác có thể cho họ cơ hội tốt hơn. Khi cấu trúc công ty đang thay đổi sang chiều ngang (phẳng) thay vì chiều đứng (phân cấp), nhiều công nhân thích chuyển sang công ty khác hơn là ở mãi trong một công ty. Công nhân dành nhiều năm trong một kĩ năng chuyên môn được nhận ra rằng nghề nghiệp của họ bị giới hạn và họ phải học kĩ năng mới trong các khu vực đa dạng với tập kĩ năng rộng hơn. Công nhân vẫn quen làm việc một mình đang học làm việc trong tổ với các thành viên đủ loại. Ngày nay, phần lớn các công ty đều không còn thuê công nhân trên cơ sở một mình bằng cấp của họ mà trên bằng cấp VÀ kĩ năng. Nhiều công ty được tổ chức ngang qua các biên giới địa lí và họ thuê công nhân ở các chỗ khác nhau hay thậm chí ở các nước khác nhau. Do đó ngoại ngữ như tiếng Anh được cần tới để duy trì ưu thế cạnh tranh trong thế giới thay đổi nhanh chóng này.
Việc học cả đời là một phần của thành công nghề nghiệp ngày nay. Người làm việc cần vẫn còn đồng hành với công nghệ mới nhất bên trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Họ cần giữ cho kĩ năng của họ được cập nhật để thích ứng với nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi và thị trường việc làm.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com