Bài học thứ hai về khởi nghiệp

Một trong những sai lầm mà sinh viên trong lớp khởi nghiệp của tôi thường mắc phải là họ hội tụ quá nhiều vào công nghệ nhưng không chú ý tới khía cạnh tài chính của việc làm ra tiền. Họ yêu thích các ý tưởng của họ và công nghệ mà họ tạo ra và họ nghĩ tiền sẽ tự nhiên tới. Đó là lí do tại sao nhiều công ty khởi nghiệp thất bại trong vài tháng vận hàng sau khi người sáng lập tiêu hết tiền. Bởi lí do đó, bên cạnh việc dạy công nghệ điều quan trọng là sinh viên nên được dạy về tài chính nữa.

Sinh viên kinh doanh được dạy về tài chính như bản kê thu nhập, bảng cân đối, luồng tiền mặt, và các chi tiết về cách vận hành công ty nhưng phần lớn sinh viên công nghệ thì không được dạy. Họ cần học về tiền tới từ đâu, bao nhiêu khách hàng sẽ trả tiền cũng như chi phí từ việc thuê văn phòng, mua trang thiết bị tới trả lương cho nhân viên v.v. Để sinh lời được, nhà doanh nghiệp cần làm ra đủ tiền trang trải cho chi phí.

Sinh viên trong lớp khởi nghiệp của tôi bắt đầu với việc nhận diện cơ hội như các vấn đề mà khách hàng cần giải quyết. Một khi các cơ hội được nhận diện và được kiểm nghiệm, họ bắt đầu phát triển các giải pháp sản phẩm. Khi sinh viên bảo tôi rằng họ có một sản phẩm sẵn sàng, phần lớn trong số họ đều háo hức và muốn tạo ra công ty khởi nghiệp ngay lập tức. Nhưng tôi hỏi những câu hỏi cơ bản: "Giải thích cho thầy em làm ra tiền bằng cách nào?" Đây là chỗ sinh viên cảm thấy không thoải mái vì họ đã không nghĩ tới khía cạnh tài chính của công ty khởi nghiệp. Nhiều người chỉ đoán nhưng không có dữ liệu thực để hỗ trợ cho điều đó và họ cần bài học thứ hai. Điều tôi đưa cho họ là một danh sách các câu hỏi mà họ phải trả lời chi tiết: "Ai là khách hàng của bạn? Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Bạn chuyển giao giá trị nào cho khách hàng? Làm sao bạn đạt tới khách hàng? Làm sao bạn chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ của bạn cho khách hàng? Bạn nghĩ họ sẽ trả cho bạn bao nhiêu? Bạn nghĩ bạn sẽ cần bao nhiêu? Chi phí của bạn để vận hành công ty là gì? Bạn nghĩ lợi nhuận của bạn có thể là cái gì?" Chừng nào họ chưa trả lời được mọi câu hỏi làm tôi thoả mãn, họ không thể bắt đầu được công ty. Họ không thể đoán mò câu trả lời được mà phải đi ra và hỏi khách hàng của họ vì tôi yêu cầu bằng chứng và kiểm tài liệu tham chiếu để chắc rằng họ đang học tốt bài học này.

Đây là bài học chính mà nhiều sinh viên quay lại lớp một cách thất vọng và chán nản. Năm ngoái một sinh viên nói với tôi: "Em đã tạo ra một sản phẩm mà khách hàng thích nó nhưng họ không muốn trả giá mà em đề nghị." Nhiều sinh viên có kinh nghiệm tương tự với sản phẩm mà không thể biện minh được yêu cầu tài chính của công ty khởi nghiệp là phải sinh lời được. Tôi bảo họ: "Em không hoàn thành trong nhiệm vụ này nhưng em đã không phí tiền bạc gì. Em chưa vay tiền từ bố mẹ hay họ hàng để bắt đầu công ty cho nên cân nhắc tới điều này là bài học khác mà em đang học. Em không bắt đầu một công ty chừng nào em chưa chắc được rằng em sẽ làm ra tiền. Mọi thu nhập và chi phí đều phải được làm cân bằng. Thầy không muốn thấy sinh viên của thầy bắt đầu công ty rồi thất bại. Em học cách thất bại trong lớp của thầy để cho em sẽ không thất bại trong cuộc sống thực."

Ngay cả khi khách hàng sẵn lòng trả tiền, sinh viên vẫn phải học cách họ trả tiền. Khi khách hàng mua một sản phẩm hay dịch vụ, điển hình họ có một số tuỳ chọn thanh toán. Chọn lựa thông thường là trả toàn bộ tiền mặt nhưng nhiều người thường kéo dài việc thanh toán thành vài lần trong vài tháng. Đôi khi khách hàng chỉ trả khi họ dùng và làm khó khăn hơn cho tính toán khía cạnh tài chính. Từng khách hàng đều có những ý kiến khác nhau về cách họ trả tiền và điều đó ảnh hưởng tới tài chính của công ty khởi nghiệp. Đây là chỗ sinh viên công nghệ học thực tại của việc thành công tài chính.

Khi sinh viên trở thành nhà doanh nghiệp thành công, tất cả họ đều quay lại bảo tôi rằng họ thực sự học được cái gì đó từ bài tập này. Và tôi bao giờ cũng giải thích: "Đó là "học qua hành." Các em học bằng việc làm mọi thứ trong lớp để cho các em có thể học từ sai lầm. Khi các em làm điều đó trong cuộc sống thực, các em không phạm phải cùng sai lầm lần nữa."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem