Bài học của lịch sử

Chúng ta đang sống trong một thế giới thường xuyên thay đổi. Với toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, tỉ lệ thay đổi đã được tăng tốc lên. Khả năng đáp ứng với thay đổi yêu cầu tư duy mới dựa trên thông tin mới và khả năng dùng chúng tới ưu thế tốt nhất. Tuy nhiên, công nghệ có thể thay đổi nhanh chóng nhưng phải mất thời gian lâu hơn cho con người thay đổi và đó là lí do tại sao công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều thất bại thế với chuyển giao chậm, chất lượng kém, và chi phí cao. Nhiều lần thế chúng ta thấy những công ty lớn thất bại vì họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi. Một người điều hành cấp cao thừa nhận: "Chúng tôi đã thành công về điều chúng tôi làm, không có lí do cho thay đổi và đó là lí do tại sao chúng tôi thất bại."

Bốn mươi năm trước, IBM đã là công ty công nghệ mạnh nhất và lớn nhất trên thế giới. Các hệ thống máy tính và phần mềm của nó đã được dùng trong hơn 70% công ty. Lực lượng lao động của nó tới 300,000 người kĩ thuật được coi là ưu tú trong thế giới kĩ thuật. Khi hai sinh viên đại học bỏ học nửa chừng tạo ra một công ty nhỏ có tên "Apple" trong ga ra xe hơi của họ, IBM đã cố gắng làm cùng điều đó nhưng không thể xây dựng được các thiết bị nhỏ như vậy. Tại sao một công ty mạnh với vài trung tâm nghiên cứu và hàng nghìn nhà khoa học giỏi nhất mà không thể cạnh tranh được với hai thanh niên ít được giáo dục hơn? Câu trả lời là đơn giản, trong nhiều năm thế họ đã được đào tạo nghĩ lớn (máy tính lớn) và không thể đổi được tư duy của họ để nghĩ cái gì đó nhỏ. IBM đã mất vài năm và gặp nhiều thất bại cho tới khi họ thuê được một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp, đặt những người này vào khu vực biệt lập, cho phép họ nghĩ khác đi và họ đã thành công phát triển máy IBM PC (máy tính cá nhân). Ngay cả với PC, công ty phần mềm lớn nhất với hàng trăm nghìn kĩ sư cũng vẫn không thể phát triển được hệ điều hành cho nó. Họ đã quen nghĩ tới hệ điều hành lớn với nhiều tầng phần mềm phức tạp cho nên IBM không thể xây dựng được cái gì đó nhỏ và đơn giản. Những người điều hành IBM lo lắng về việc lại bị chậm cho nên họ đã thuê một công ty vô danh tiểu tốt có tên "Microsoft" để xây dựng phần mềm cho họ. Khi IBM công bố PC, đó đã là thành công lớn. Công ty đã mở rộng sản xuất trên toàn thế giới. Vì nhu cầu PC tăng trưởng, nhiều công ty đã chuyển sang PC. Tất nhiên, bằng việc có hệ điều hành kiểm soát mọi thứ trên PC, Microsoft có thể kiểm soát được thị trường cho nên trong vòng vài năm Microsoft đã chi phối thị trường và phá huỷ kinh doanh của IBM. Khi PC được đưa ra, IBM đã là công ty lớn thứ ba và sinh lời nhất trên thế giới nhưng trong vòng bẩy năm, kinh doanh của IBM mất hàng trăm triệu đô la mỗi năm và đã phải sa thải hàng trăm nghìn người. Đồng thời Microsoft đã tăng trưởng thành mạnh nhất và trở thành lớn hơn nhiều và sinh lời hơn nhiều IBM.

Thời gian cứ trôi theo thời gian, chúng ta thấy nhiều trường hợp mà nỗ lực để thay đổi thất bại bởi vì cấp quản lí không thể đổi được tư duy của họ hay không sẵn lòng chấp nhận ý tưởng mới. Một nhà phân tích công nghiệp kết luận: "Mọi sai lầm lớn đều do cấp điều hành phạm phải, những người không thể đổi được tâm trí họ; họ tiếp tục vận hành dường như kinh doanh vẫn không thay đổi. Họ quản lí kinh doanh cứ như nó là cùng kinh doanh khi họ đã thành công. Họ đã không biết nhu cầu phải cải tiến, hay tái kĩ nghệ doanh nghiệp bởi vì thay đổi không phải là cái gì đó bạn có thể đổi một chút vào một lúc. Nhu cầu của ngày nay không phải là hệt như nhu cầu của năm trước và nhu cầu của ngày mai sẽ khác." Tư duy rằng thay đổi là biến cố biệt lập mà có thể được thực hiện bất kì khi nào bạn thích thay vì cái gì đó có thể ảnh hưởng tới toàn thể công ty ngay một lúc là một sai lầm định mệnh. Phần lớn những người quản lí không thể hình dung được bức tranh đầy đủ bên ngoài khu vực của họ. Họ chỉ thấy một phần nhỏ vì tư duy của họ bị giới hạn thế và đó là lí do tại sao ý tưởng mới, phát kiến mới bị ngăn cấm bởi tư duy hiện thời của họ. Tư duy như vậy là lí do chính tại sao nhiều nỗ lực để thay đổi lại thất bại.

Khi PC chi phối thế giới kinh doanh, một trong những công ty lớn nhất và thành công nhất là Ashton Tate, công ty xây dựng hệ quản lí cơ sở dữ liệu có tên DBase. Công ty này bắt đầu năm 1980 và nhanh chóng trở thành công ty phần mềm lớn thứ ba vào thời đó (Microsoft là số một và Lotus là số hai). Dbase đã là phần mềm phổ biến, đã làm được trên $250 triệu đô la một năm cho Ashton Tate. Khi công nghệ thay đổi với bộ xử lí nhanh hơn và hệ điều hành cửa sổ mới, cấp quản lí của Aston Tate vẫn tận hưởng thành công của họ và vận hành kinh doanh như không cái gì đã thay đổi. Khi những đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm mới dùng công nghệ mới nhất, cấp quản lí của Aston Tate tin rằng khách hàng của họ sẽ không bao giờ chuyển sang sản phẩm mới. Khi những đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm cơ sở dữ liệu tốt hơn và dễ hơn, cấp quản lí của Ashton Tate hoảng hốt và đặt sản phẩm mới tên là Dbase 4 và công bố rằng họ sẽ có sản phẩm mới trước tháng 5/1988. Vài tháng sau đó, họ đổi nó thành tháng 8 rồi tháng 12. Trong vội vàng, sản phẩm mới có nhiều lỗi tới mức sau khi đưa ra, Ashton Tate phải thu hồi chúng để sửa. Họ càng sửa họ càng thấy thêm lỗi cho nên họ không thể giao hàng mãi tới năm 1991. Công ty mất mọi khách hàng tốt nhất của họ, những người giận dữ thế và chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Trong một năm, công ty lớn thứ ba thế giới không còn tồn tại. Nguyên nhân của vấn đề này là cấp quản lí phản ứng kém và thực thi kém khi họ công bố rằng họ có thể có phần mềm mới trước năm 1988 rồi cứ thay đổi ngày đưa ra vì chất lượng kém mãi tới 1991 nhưng vào lúc đó đã quá trễ rồi.

Cả IBM và Aston Tate đã quên mất một qui tắc kinh doanh then chốt: "Nếu bạn không cải tiến, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ cải tiến. Nếu bạn không thay đổi, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ thay đổi." Trong thế giới cạnh tranh cao này, bạn không thể cảm thấy tự mãn bởi vì nếu bạn tự mãn, bạn chắc chắn sẽ thất bại.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem