“Thầy dễ, thầy nghiêm”

(đổi hướng từ “Thầy dễ, thầy nghiêm “)

Một cô giáo phàn nàn: “Ngày nay sinh viên không giống như nhiều năm trước. Nhiều người lười biếng; không chú ý tới bài giảng; thường xuyên bị sao lãng bởi email và tin nhắn trong lớp và thậm chí còn vô lễ khi tôi cảnh cáo họ. Tôi thất vọng và thậm chí còn xem xét bỏ việc làm này ….” Tôi giải thích cho cô ấy: “Là thầy cô, việc của chúng ta là giáo dục họ và chúng ta phải làm bất kì cái gì cần thiết để làm cho họ học, kể cả nghiêm khắc với họ. Họ có thể không thích điều đó bây giờ nhưng trong tương lai, họ sẽ đánh giá cao điều chúng ta làm.” Thế rồi tôi chia sẻ với cô ấy một trong những trường hợp xảy ra trong môn học của tôi.

“Tôi đã dạy môn “Nhập môn hệ thống máy tính” trong nhiều năm rồi. Đây là môn phổ biến mà sinh viên từ các lĩnh vực kĩ thuật phải học cũng như sinh viên từ các lĩnh vực khác như Kinh doanh, Nghệ thuật và Âm nhạc. Mặc dầu nhiều người thích môn này và nói với tôi rằng nó giúp cho họ hiểu nhiều hơn về công nghệ máy tính và tác động tới thế giới, nhưng có một số người thấy môn này không ứng với cái thích của họ. Khi sinh viên không thích thú trong học tập, họ thường bỏ lớp, đọc emails hay nhắn tin cho bạn bè thay vì chú ý tới bài giảng. Phần lớn các thầy cô bỏ qua điều đó và tiếp tục đọc bài giảng như không cái gì xảy ra. Một số người tin rằng nếu sinh viên không muốn học, đó là vấn đề của họ vì họ sẽ bị điểm xấu hoặc thậm chí trượt môn học.

Tôi không đồng ý với quan điểm đó cho nên trong mọi lớp tôi dạy, tôi rất nghiêm khắc với sinh viên để chắc rằng họ học. Vào ngày đầu tiên của lớp, tôi đặt ra mong đợi của tôi: sinh viên phải dự lớp đều đặn, đọc tài liệu được phân công trước khi tới lớp, tham gia vào thảo luận trên lớp, duy trì chăm chú, không nói chuyện hay ngủ trong lớp, không mở laptop, không dùng điện thoại thông minh hay làm bất kì cái gì có thể làm sao lãng người khác không học được. Tôi tin lớp học là nơi việc học xảy ra. Tôi đặt qui tắc nghiêm khắc như sau vài lần cảnh cáo, tôi sẽ hạ điểm của họ hay thậm chí yêu cầu họ rời khỏi môn học. Tôi làm rõ ràng rằng trong lớp của tôi mọi người đều phải học cùng nhau để cho họ hiểu, đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau vì họ có chung trách nhiệm làm cho lớp thành chỗ tích cực để học tập. Tôi coi lớp học là một “thế giới vi mô” của xã hội” nơi nó là chỗ chúng ta hình thành nên các tâm trí trẻ để cho họ sẽ thực hành điều họ học. Tình huống lớp học chúng ta tạo ra là điều chúng ta tin vào vì nó mô tả cho viễn kiến của chúng ta về cách các công dân trẻ sẽ xây dựng xã hội của chúng ta trong tương lai.

Thỉnh thoảng, tôi có những sinh viên bướng bỉnh thách thức tôi. Tôi nhớ tới một trong những sinh viên nổi loạn nhất có tên là Steve người thường xuyên phá lớp. Steve là một sinh viên kinh doanh; anh ta nghĩ rằng anh ta không cần học máy tính nhưng môn “Nhập môn hệ thống máy tính” là một được yêu cầu cho sinh viên bán hàng và tiếp thị. Ngay tuần đầu tiên, anh ta đã phản đối việc phân công đọc trước khi lên lớp vì anh ta tin rằng thầy giáo phải đọc bài giảng trước hết. Bằng việc yêu cầu sinh viên đọc trước khi lên lớp thay vì đọc bài giảng có nghĩa là thầy giáo lười. Cho dù tôi đã giải thích cho lớp về ưu thế của việc đọc trước khi lên lớp và tại sao chúng ta cần lặp lại khái niệm ít nhất ba lần (đọc trước khi lên lớp, thảo luận trên lớp, và tóm tắt sau thảo luận) anh ta vẫn không được thuyết phục. Anh ta không chỉ không đọc tài liệu được phân cho, anh ta còn tán chuyện ngày càng nhiều với người khác trong thảo luận trên lớp. Tôi đã cho anh ta nhiều lần cảnh cáo mà anh ta tỏ ra bất phục bằng việc mở laptop và gõ emails trong thảo luận trên lớp. Sau lớp, anh ta phàn nàn với tôi rằng tôi đã quấy rầy anh ta ngay trước bạn gái anh ta trong lớp. Tôi bảo anh ta rằng anh ta cũng quấy rầy tôi bằng việc bỏ qua lời cảnh cáo của tôi và biểu lộ thái độ bất kính. Sau vài lẫn cố gắng để cảnh cáo anh ta mà không có kết quả, tôi đuổi anh ta khỏi lớp bằng việc bảo anh ta: “Cho dù em có cần môn này để tốt nghiệp nhưng thầy nghĩ chúng ta không thể đạt tới thoả hiệp được. Em có thể học lớp này với giáo sư khác người có thể hiền hơn với hành vi của em.”

Tôi không gặp anh ta trong vài năm mãi tới tháng cuối anh ta mới xuất hiện trong văn phòng của tôi. Anh ta đã tốt nghiệp và bây giờ làm việc cho một công ti tiếp thị ở New York và anh ta tới để xin lỗi về hành vi quá khứ của anh ta. Anh ta nói về việc làm của mình: “Em rất tiếc về điều em đã làm; thầy có thể không bao giờ biết em đã học được nhiều tới đâu từ lớp của thầy. Cho dù em chỉ có ba tuần trong lớp thầy nhưng em đã học được cái gì đó làm thay đổi nghề nghiệp của em. Em bao giờ cũng nghĩ rằng việc của bán hàng và tiếp thị là thuyết phục khách hàng mua bất kì cái gì công ti đang bán. Thầy đã dạy em rằng khách hàng ngày nay có truy nhập vào mọi kiểu thông tin, họ biết họ cần gì và họ có nhiều chọn lựa hơn để chọn thay vì tuỳ thuộc vào người bán hàng để thuyết phục họ. Để thành công công ti phải không tạo ra sản phẩm rồi phụ thuộc vào người bán hàng để bán chúng mà họ phải hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi phát triển sản phẩm. Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, chức năng của bán và tiếp thị là dùng công nghệ thông tin để hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp cho công ti phát triển sản phẩm đúng. Trong quá khứ, người bán hàng tới gặp khách hàng với sản phẩm của họ và cố bán cho họ. Ngày nay họ tới gặp khách hàng với laptop của họ để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng. Họ càng biết nhiều về khách hàng, họ sẽ càng có khả năng tốt hơn để giúp khách hàng bằng giải pháp của họ. Người bán hàng thành công phải dùng công nghệ để tiến hành nghiên cứu về từng khách hàng và tới thăm họ để thu thập thông tin thêm về nhu cầu của họ, vấn đề của họ để làm sâu sắc thêm hiểu hiết của họ. Việc có những tri thức này sẽ làm cho việc bán dễ dàng hơn và tăng cơ hội làm cho mối quan hệ dài hạn tốt hơn. Thay vì đơn thuần bán sản phẩm, họ bán cho khách hàng giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Đây là điều em đã học được từ lớp của thầy và điều đó đã giúp cho em trong nghề của em.”

Anh ta nói: “Em đã bực tức một lúc sau khi thầy đuổi em nhưng em thích cách thầy giải quyết tình huống này. Thầy đã dạy em là người khiêm tốn đối với sự kiêu ngạo của em và em tới xin lỗi về điều em đã làm. Em muốn thầy biết rằng em có nhiều thầy “dễ dàng” nhưng em không nhớ họ nhưng em bao giờ cũng nhớ những thầy “khó khăn” người làm cho em học và em đánh giá cao nỗ lực của họ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com