“Tạo hình” sinh viên đại học

“Tạo hình” sinh viên đại học

Điều khó nhất trong dạy đại học là dạy sinh viên năm thứ nhất. Đây có lẽ là “thời gian thách thức” nhất đối với bất kì giáo sư nào bởi vì sinh viên mới cần nhiều hướng dẫn để xây dựng thói quen học tập tốt. Điều này cũng là cơ hội để “tạo hình” qui trình học tập của họ bởi vì nếu họ phát triển kĩ năng học tập tốt BÂY GIỜ, nó sẽ còn với họ trong thời gian còn lại của họ ở đại học và bên ngoài đại học.

Không phải mọi sinh viên năm thứ nhất đều có “nền tảng” được cần để hoàn thành thành công việc học tập các môn học. Một số người sẽ cần học các “môn phụ đạo” để xây dựng nền tảng mạnh hơn trước khi họ có thể bắt đầu các môn học đại học chính qui. Điều quan trọng là các tư vấn nhà trường kiểm điểm hồ sơ sinh viên và điểm thi vào đại học để xác định liệu sinh viên có cần học thêm môn phụ đạo hay không. Sinh viên không có nền tảng tốt nhưng cứ học các môn chính qui có thể không học tốt và điều đó có thể dẫn tới thất vọng, chán nản, thất bại và cuối cùng bỏ trường. Trong trường hợp đó, không chỉ sinh viên thất bại mà cả chúng ta, những nhà giáo dục, cũng làm cho họ thất bại vì chúng ta đã KHÔNG giúp họ có hành động sửa chữa cần thiết.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng các môn học phụ đạo thêm có thể giải quyết đầy đủ nhược điểm và khiếm khuyết kĩ năng của sinh viên. Với trên 30 năm dạy đại học, tôi thấy rằng các môn phụ đạo không chỉ có tác dụng, nó có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, có niềm tin rằng “môn phụ đạo” tốn thêm thời gian ở đại học và giúp cho nhà trường kiếm tiền, đặc biệt là các trường tư thục (Phần lớn các trường hàng đầu ở Mĩ đều là tư thục). Đó là lí do tại sao một số cha mẹ không muốn con họ học môn phụ đạo. Nhiều năm trước, tôi có một sinh viên đã không có kĩ năng cần thiết để học lớp của tôi cho nên tôi gợi ý rằng anh ta nên học môn phụ đạo tính toán. Cha mẹ anh ta giận lắm, họ phàn nàn rằng anh ta đã thi đỗ vào đại học rồi, do đó có đủ tư cách cho bất kì môn học đại học nào. Bố anh ta nói: “Con tôi thông minh nhất trong vùng. Chính thầy muốn đẩy nó tụt lại”. Sau đó, họ chuyển anh ta sang lớp khác vì họ không thích gợi ý của tôi. Đến cuối năm, anh ta trượt nhiều môn và bỏ trường.

Để “tạo hình” thói quen học tập của sinh viên, điều quan trọng đối với giáo sư là giải thích cho sinh viên về tương quan giữa nỗ lực và kết quả. Họ càng học nhiều, họ càng đưa nhiều nỗ lực vào, họ càng học tốt hơn trong lớp. Nhiều sinh viên không hiểu tương quan này và quản lí kém thời gian của họ. Một số thường bỏ lớp nhưng dành cả ngày và đêm học nhồi nhét chỉ trước kì thi và hi vọng rằng họ vẫn có thể qua được. Để cho chắc rằng sinh viên sẽ thành công, tôi thường áp dụng kĩ thuật để chỉ cho họ tính hiệu quả của thói quen học tập của họ và kết quả của họ. Đây là cách kĩ thuật này làm việc:

Sau khi sinh viên đã hoàn thành bài thi, họ phải hoàn thành bài “phân tích kiểm tra” nếu không tôi sẽ không chấp nhận bài thi. Bài phân tích kiểm tra sẽ đòi hỏi họ dự đoán điểm thi của họ và viết ra nỗ lực học tập của họ cho kì thi theo thang từ 1 (thấp nhất) tới 5 (cao nhất). Họ cũng phải viết một đoạn ngắn giải thích cách họ học cho kì thi (Chẳng hạn: Bằng việc ghi chép trên lớp, đọc sách giáo khoa, tạo ra dàn bài ngắn để ghi nhớ, học theo nhóm v.v.). Sau khi bài thi đã được cho điểm và trả lại, sinh viên phải làm bài “phân tích kiểm tra” thứ hai bằng việc mô tả đáp ứng của họ với điểm thi của họ trên thang từ 1 tới 5 với (1 = ngạc nhiên. 2 = Thất vọng. 3 = Được nhẹ gánh. 4 = Hài lòng và 5 = Cực kì hài lòng). Họ phải so sánh điểm thực tế của họ với điểm dự đoán của họ và giải thích họ đã dự đoán tốt hay tồi thế nào về điểm của họ. Họ phải nhận diện từng câu hỏi thi tới từ đâu (ghi chép trên lớp, tài liệu sách giáo khoa, học nhóm hay các nguồn khác) và rồi tính số phần trăm câu hỏi bị hỏng. Bằng việc có số phần trăm này, họ có thể suy nghĩ về cách họ học cho kì thi và khối lượng thời gian họ dành ra. Sau phân tích này, họ phải mô tả mọi thay đổi mà họ lập kế hoạch để làm trong thói quen học tập của họ cho kì thi tiếp. Bằng việc kiểm điểm, phân tích bài kiểm tra thứ hai, tôi có thể cho họ điểm phụ về phân tích của họ mà có thể làm thay đổi điểm của họ.

Hoạt động “phân tích kiểm tra và giải quyết vấn đề” này có tác dụng rất tốt. Bởi vì nó xảy ra sớm trong môn học, sinh viên có thể có sửa chữa về điều họ đã học và cuối cùng thay đổi thói quen học tập của họ. Tôi bao giờ cũng giải thích mối tương quan giữa nỗ lực và kết quả và gợi ý vài điều mà sinh viên có thể làm để cải tiến hiệu năng thi của họ. Hoạt động “học qua hành” này KHÔNG CHỈ giúp họ nhận ra thói quen học tập riêng của họ MÀ CÒN dạy cho họ “kĩ năng phân tích” và khả năng “giải quyết vấn đề” điều là kĩ năng quan trọng của mọi kĩ sư phần mềm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com