Đạo đức

Một sinh viên viết cho tôi: “Thầy thường nhắc tới đạo đức ở chỗ làm việc nhưng đạo đức là gì và làm sao chúng em biết liệu chúng em có đạo đức hay không? Xin thầy giải thích."

Đáp: Về căn bản, đạo đức nghĩa là biết cái gì là đúng và cái gì là sai, rồi làm điều đúng. Tuy nhiên "điều đúng " có thể không rõ ràng như được mô tả trong sách giáo khoa. Tuỳ theo tình huống, một số người có thể có các ý kiến khác về đạo đức nghĩa là gì. Một số người tin nó là nguyên tắc đạo đức; số khác tin trong tình huống đặc biệt và điều đó là tuỳ cá nhân ra quyết định.

Nhiều người coi niềm tin đạo đức là vấn đề pháp lí. Hướng dẫn đạo đức có thể được dịch thành luật, qui chế, hay qui tắc hướng dẫn cách mọi người phải hành động. Tuy nhiên, có đạo đức không phải là một như tuân theo luật. Luật đặt ra các qui tắc mà phần lớn mọi người phải tuân theo nhưng luật có thể khác với điều là đạo đức. Chẳng hạn, luật trong triều vua nơi hoàng đế cái quản mọi thứ hiển nhiên không phải là cùng điều chúng ta xem xét đạo đức ngày nay hay luật cho phép một số người giữ nô lệ không còn là đạo đức.

Một số người coi niềm tin đạo đức là “Bất kì cái gì xã hội chấp nhận.” Hướng dẫn đạ đức không được viết ra nhưng được mọi người hiểu như "Cách thức công việc được tiến hành ở đây.” Tuy nhiên có đạo đức không phải là một như là, "Điều xã hội đã chấp nhận." Trong bất kì xã hội nào, nhưng hành vi nào đó có thể khác với điều là đạo đức vì toàn thể xã hội có thể là tham nhũng một cách đạo đức. Chẳng hạn, không lâu trước đây người da trắng có thể giữ người da đen làm nô lệ và đó là điều xã hội đã chấp nhận hay một số người chấp nhận hối lộ nhưng nhiều người khác không chấp nhận.

Về căn bản đạo đức nói tới các chuẩn về điều đúng và sai, những cái qui định điều mọi người nên làm dưới dạng quyền, nghĩa vụ, ích lợi cho xã hội, công bằng, hay đạo đức. Đạo đức nói tới những chuẩn áp đặt nghĩa vụ để kìm hãm việc ăn trộm, giết người và gian lận. Chuẩn đạo đức bao gồm sự trung thực, từ bi, và trung thành và cư xử công bằng, trách nhiệm, v.v.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com