Điều tôi đã học
Với mọi lớp, thầy giáo được nhà trường trao cho tài liệu và sách giáo khoa để dạy. Đôi khi thầy giáo quan tâm thế tới việc chắc chắn rằng họ bao quát mọi tài liệu này và quên mất liệu sinh viên có học chúng hay không. Thầy giáo có kinh nghiệm biết cách giám sát việc học của sinh viên và nếu cần, bỏ qua một số tài liệu trong chương trình đào tạo và hội tụ vào việc học của sinh viên, nhưng thầy giáo mới ngần ngại bỏ qua cái gì vì sợ không đạt được mục đích của lớp.
Hai mươi nhăm năm trước, khi lần đầu tiên dạy tôi đã lo nghĩ về không hoàn thành tài liệu môn học cho nên tôi lập ra một kế hoạch cứng nhắc rằng từng ngày, tôi phải bao quát được một số điều bên trong chương trình đào tạo môn học. Tôi vẫn nhớ rằng sau vài tuần, phần lớn sinh viên đều không theo được vì tôi đã dạy quá nhiều, quá nhanh và họ không thể bắt kịp. Lớp thất vọng, sinh viên giận và tôi lo nghĩ. Làm sao tôi có thể duy trì được kiểm soát lớp và hoàn thành mục đích mà trường đã đặt ra? Một hôm một sinh viên hỏi: “Xin thầy có thể đi lại chương 2 của tài liệu vì chúng em không hoàn toàn hiểu phần đó.” Tôi ngạc nhiên: “Các em ngụ ý gì với việc chúng ta phải đi lại chương 2, chúng ta hiện thời ở nửa đường trong chương 6?” Sinh viên nói: “Nhưng chúng em không hiểu điều thầy dạy, chúng em không có ý tưởng nào về thầy đang nói cái gì.” Tôi cố duy trì thẩm quyền của mình: “Các em đã đọc chương 2, 3, 4 và 5 chưa? Làm sao các em có thể không hiểu được cái gì?” Sinh viên phàn nàn: “Thầy đi quá nhanh, chúng em thậm chí không hiểu những điều cơ bản mà thầy nhảy ngay vào khái niện khác rồi khác nữa. Đó là loại dạy gì vậy?” Điều đó đánh mạnh vào tôi khi tôi tự hỏi mình: “Mình đang là loại thầy giáo gì?” Cho nên tôi dừng việc đọc bài giảng và giải thích: “Chúng ta chỉ có 10 tuần đi qua 22 chương trong sách giáo khoa. Nếu chúng ta không kết thúc các chương này thì chúng ta đã học cái gì?” Sinh viên hỏi: “Tại sao chúng em phải theo sách giáo khoa? Tại sao không thực sự học cái gì đó cho tốt trước hết? Tại sao chúng em cần kết thúc 22 chương nhưng không học cái gì?” Vào lúc đó, tôi nghĩ: “Họ cũng phải, là thầy giáo chúng ta cần lắng nghe sinh viên nhiều hơn là chỉ tuân theo chương trình đào tạo.”
Kể từ đó tôi học việc giám sát việc học của sinh viên và hội tụ nhiều hơn vào điều họ đã học để chắc rằng họ đang học cái gì đó. Tôi đã biết rằng để sinh viên hiểu tài liệu là tốt hơn hoàn thành tài liệu môn học. Tôi biết rằng để học, sinh viên cần hiểu biết nào đó về môn học. Họ phải biết rằng có cái gì đó họ cần biết trước khi họ có thể học nó. Vấn đề là nhiều sinh viên không chỉ không biết gì về chủ đề mà thậm chí không nhận ra họ phải học bao nhiêu. Do đó, là thầy giáo, ưu tiên là để cho họ biết rằng có nhiều thông tin là quan trọng và họ sẽ cần chúng. Tất nhiên, sau khi bảo họ rằng có nhiều điều phải học, tôi phải giải thích cho họ tại sao họ phải học những điều này vì phần lớn sinh viên không quan tâm tới điều chúng ta dạy. Họ tới lớp của chúng ta vì điều đó được yêu cầu để tốt nghiệp và để cho họ có được bằng cấp. Vấn đề là tuỳ chúng ta giúp họ hiểu tại sao thông tin chúng ta dạy là có nghĩa cho họ, bằng không họ không học nhiều như họ có thể học.
Là thầy giáo, tôi biết rằng sinh viên sẽ học cái gì đó nếu họ quan tâm tới chủ đề. Điều chung mà thầy giáo làm để cho họ học là điểm số. Có điểm tốt là quan trọng với một số sinh viên, đặc biệt để chỉ cho bố mẹ, bạn bè và người khác. Nhưng tôi biết rằng có cách khác để động viên bên cạnh điểm. Bằng việc giải thích rõ ràng LÀM SAO và TẠI SAO họ sẽ dùng tri thức trong công việc của họ cũng như trong đời họ. Phần lớn sinh viên trong môn Quản lí dự án của tôi có thể không quan tâm tới các kĩ thuật ước lượng hay các độ đo nhưng họ sẽ chú ý khi tôi giải thích rằng phần lớn những người quản lí dự án thất bại trong ước lượng dự án và độ đo và bằng việc biết những điều này, họ có thể làm tốt hơn những người khác và tiến bộ nhanh chóng trong nghề nghiệp của họ. Phần lớn các công ti thường đánh giá người quản lí dự án về họ ước lượng tốt thế nào và họ dùng độ đo tốt thế nào để quản lí dự án. Tôi biết rằng sinh viên học hiệu quả và hiệu lực hơn nếu họ hiểu sự liên quan của chủ đề với bất kì cái gì khác trong đời họ.
Trong hầu hết các sách giáo khoa hàn lâm và tài liệu đại học, có nhiều lí thuyết thế. Nhiều lí thuyết là hữu dụng nhưng một số thì không. Nhưng việc dạy của chúng ta không phải là về các lí thuyết đó. Là thầy giáo, chúng ta nên kết nối điều chúng ta dạy với “thế giới thực” bên ngoài lớp học. Tôi thường đem những bài báo mới về các biến cố hiện thời tới lớp học và yêu cầu sinh viên thảo luận. Tôi muốn chỉ cho họ cách công việc họ học trong lớp sẽ chuẩn bị cho họ về điều họ sẽ làm trong tương lai của họ. Tuần trước, tôi mang một bài báo về “Đồng hồ Apple” mới cho lớp và dành phần lớn thảo luận của lớp về công nghệ này. Đến cuối các sinh viên bảo tôi: “Bây giờ chúng em hiểu tại sao chúng em cần học về cảm biến và truyền thông không dây.” Tất nhiên, tôi không nhắc gì tới cảm biến và không dây vì chúng là chủ đề tiếp mà họ sẽ học. Sinh viên hiểu sự liên quan của điều họ đang học sẽ có thể trở nên được tham gia cùng nó. Việc tham gia là điều họ cần để đạt tới việc làm chủ công nghệ. Nó có nghĩa là sinh viên hội tụ toàn bộ bản thân họ vào vấn đề chủ đề này. Họ lắng nghe chăm chú trong lớp, tham gia vào thảo luận, và đọc tài liệu trước khi lên lớp. Nó cũng có nghĩa là họ đang nghĩ về các khái niệm và tài liệu và sẵn sàng học thêm. Nhưng phần lớn của mọi điều, nó cũng có nghĩa là họ đã đi ra ngoài việc chỉ nghe và suy nghĩ để thực tế đạt tới việc áp dụng nó vào trong cái gì đó.
Tôi biết rằng sinh viên không học cái gì đó dễ dàng; họ thường bị sao lãng và quên điều họ nghe. Là thầy giáo, chúng ta cần tăng cường việc học của họ bằng việc lặp đi lặp lại các khái niệm. Tôi thường lặp lại các khái niệm ít nhất ba lần để chắc sinh viên hiểu và nhớ chúng. Nó cũng bao gồm kiểm tra hàng tuần để xác định họ sẵn sàng hiểu khái niệm tốt thế nào. Tuy nhiên, để tăng việc học của sinh viên, điều quan trọng là để sinh viên thấy một số bằng chứng từ bất kì cái gì sách giáo khoa của họ nói. Tôi thường đem tới các bài báo, tin tức, và diễn giả khách mời tới để làm cho khái niệm thêm hiệu lực. Sinh viên bao giờ cũng học nhiều hơn và hiểu nhiều hơn với những chương trình đào tạo phụ này. Đôi khi bằng việc nhìn vào sinh viên, tôi có thể đoán rằng họ đang mất quan tâm tới môn học. Tuần trước, tôi nghe các sinh viên nói với người khác: “Tại sao chúng mình phải học cái này? Chúng mình là kĩ sư phần mềm, không phải là nhà toán học.” Thứ hai vừa rồi, tôi mời một cựu sinh viên đang làm việc ở Google tới và giảng bài trong lớp của tôi. Khi anh ấy giải thích cho họ anh ấy phải thực hiện toán học nhiều thế nào trong Động cơ tìm tại Google, tôi có thể thấy thái độ của lớp bắt đầu thay đổi. Sau đó không ai phàn nàn về chương thống kế trong môn của tôi gì nữa.
Là thầy giáo, chúng ta phải xây dựng môi trường học tập trong đó sinh viên cảm thấy bị thách thức và được khuyến khích học tập. Việc truy tìm tối thượng của chúng ta không phải để hình dung ra dạy hay thế nào mà làm sao tạo ra được một chỗ mà sinh viên có thể và sẵn lòng học. Đó là thách thức của chúng ta trong thế giới đang thay đổi nhanh này. Là thầy giáo, chúng ta sẽ trải qua nhiều sai sót, thất bại và thành công nhưng với tôi đó là điều mang nghĩ thầy giáo là gì. Trong những năm giảng dạy của tôi, tôi đã cố gắng làm cho bản thân mình ngày càng nhận biết về sự kiện là chương trình đào tạo chỉ là hướng dẫn, bản lộ trình để chúng ta đưa sinh viên đi trên cuộc hành trình giáo dục của họ. Thầy giáo phải sẵn lòng để cho lớp phát triển một cách tự nhiên theo khía cạnh học tập. Mọi lớp đều khác, và thầy giáo phải lắng nghe phản ứng của sinh viên để biết khi nào cơ hội học tập đã tới và hành động tương ứng. Khi sinh viên đang học tốt, tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang làm công việc của mình.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com