Động viên sinh viên

Ngày nay sinh viên đại học thường hỏi “Tại sao chúng em học cái này? Tại sao chúng em cần biết cái này? Tại sao chúng em dành nhiều thời gian thế vào cái này? Sao chúng em phải làm cái này?”

Bằng việc giải thích lí do tại sao và cái gì họ cần biết, giáo sư có thể duy trì mối quan tâm của sinh viên và động viên việc học của họ. Thời của sinh viên ngồi yên tĩnh lắng nghe giáo sư đọc bài giảng dài đã qua từ lâu rồi. Ngày nay môi trường học tập năng động hơn và yêu cầu trao đổi thông tin thường xuyên giữa giáo sư và sinh viên. Vả chăng giáo sư cũng nên thảo luận về mục tiêu và mục đích học tập với sinh viên. Sinh viên cần biết tại sao học những tài liệu này sẽ là quan trọng cho nghề nghiệp tương lai của họ.

Vào ngày đầu tiên của môn học, tôi thường thảo luận về chủ định của môn học và cách chúng có liên quan tới các kĩ năng được yêu cầu của công nghiệp và nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Bằng việc giải thích mục đích học tập sinh viên biết điều họ sẽ học khi họ hoàn thành môn học và kĩ năng nào họ sẽ phát triển khi họ hoàn thành bài tập về nhà, câu hỏi và bài kiểm tra. Bằng việc để sinh viên biết về các chủ định, mục đích và ích lợi của việc hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có động cơ để học.

Với từng bài giảng, tôi cũng giải thích cách tài liệu có thể giúp cho sinh viên thu lấy tri thức nào đó. Với từng phân công bài tập về nhà mỗi tuần tôi giải thích cho sinh viên cách nó có liên quan tới mục đích học tập của môn học. Làm sao việc đọc bài sẽ giúp cho họ thu được tri thức? Họ phải có khả năng làm cái gì sau khi hoàn thành bài kiểm tra hàng tuần? Tại sao bài tập về nhà tuần này được chọn để đạt tới mục đích học tập nào đó. Khi sinh viên hiểu điều giáo sư yêu cầu họ có thể giúp họ phát triển những kĩ năng nào đó, họ sẽ xem bài giảng, bài tập về nhà và bài đọc thêm là các bài tập có nghĩa hơn là cái gì đó mà họ phải làm để qua được môn học.

Tôi thích bắt đầu mỗi lớp bằng một thảo luận đơn giản trả lời cho ba câu hỏi: Cái gì, Tại sao và Thế nào. Để làm cho sinh viên chú ý và động viên họ học, tôi sẽ đặt ra các câu hỏi cho sinh viên kiểu như “Chúng ta đang làm gì trong lớp này và chúng ta đang cố trả lời cho câu hỏi nào? Hay chúng ta học khái niệm nào hôm nay và chúng ta phải áp dụng khái niệm này vào hoạt động nào?” Bằng việc thảo luận với sinh viên chúng ta để cho họ biết về nội dung của lớp và điều họ cần biết. Rồi tôi đặt ra câu hỏi tiếp kiểu như “Tại sao chúng ta học điều này; làm sao các hoạt động trong lớp này gắn với mục tiêu học tập của môn này. Sinh viên phải có khả năng làm gì sau lớp học hôm nay? Làm sao thông tin và kĩ năng có thể được dùng trong cuộc sống hàng ngày?” Bằng việc trả lời những câu hỏi này, sinh viên hiểu lí do tại sao họ cần áp dụng tri thức để hoàn thành cái gì đó. Sau khi thảo luận với họ, tôi sẽ đặt ra câu hỏi cuối cùng kiểu như “Chúng ta sẽ làm nó thế nào? Việc học xảy ra như thế nào?”

Khi sinh viên hiểu giá trị, chủ định, hoạt động môn học và logic theo đó thầy giáo dạy, họ có nhiều khả năng thấy giá trị của điều họ đang được yêu cầu học và hệ quả là sẽ tham gia tích cực hơn vào môn học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com