Đổi nghề/3

Đổi nghề phần 3

Hôm qua tôi nhận được một email từ một người làm doanh nghiệp. Người đó viết: “Em đã tốt nghiệp từ trường kinh doanh năm năm trước và đã từng làm việc trong công ty tài chính. Em thấy việc làm này chán và không an toàn vì nhiều công ty tài chính đang sa thải người. Em đang tìm cái gì đó an toàn hơn và trả lương nhiều hơn. Em cân nhắc chuyển nghề sang công nghệ thông tin (CNTT). Thầy nghĩ điều đó là có thể được không? Xin thầy cho em câu trả lời trực tiếp “có″ hay “không”. Nếu “có″ thì khu vực nào của CNTT thầy nghĩ là tốt cho em?”

Đáp: Tôi không thể cho bạn câu trả lời trực tiếp được. Đó là cuộc sống của bạn và bạn phải quyết định cho bản thân bạn. Mọi ngành công nghiệp đều có lúc lên lúc xuống cũng như rủi ro. Vài năm trước, tài chính là nóng, bây giờ không thế. Bây giờ CNTT là nóng, cái gì sẽ là cái tiếp? Không ai biết. Xin đừng chỉ nhìn sang khu vực khác và ước muốn bạn có thể đi sang đó vì nó hứa hẹn hay trả lương nhiều hơn. Thỉnh thoảng thực tại không phải là điều bạn nghĩ. Theo ý kiến của tôi, tôi tin rằng CNTT có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển nữa nhưng nó không phải là nghề cho mọi người. Một số người yêu thích nó, một số người ghét nó, và một số cảm thấy nó chán nữa. Không biết lí do thực của bạn để đổi nghề, sẽ khó mà giúp cho bạn được.

Tại sao bạn chọn tài chính thay vì CNTT trong đại học? Lí do của bạn đã thay đổi sau khi bạn làm việc trong công nghiệp tài chính trong vài năm sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơ hội tốt trong công ty tài chính của bạn xảy tới, có thể bạn được đề bạt, bạn sẽ chấp nhận nó hay vẫn quyết định thay đổi sang CNTT? Bạn có biết rằng bạn phải học các lớp đào tạo để làm việc trong CNTT không? Bạn có sẵn lòng quay lại trường không? Bạn có biết cái gì đó về CNTT và lí do nào đưa bạn tới cân nhắc nó là nghề của bạn? Tại sao không là cái gì đó khác? Tại sao bạn coi CNTT là an toàn hơn và trả lương nhiều hơn việc làm hiện thời của bạn? Đây là những câu hỏi mà bạn phải có câu trả lời trung thực cho bản thân mình và biết rằng chính bạn là người phải quyết định và KHÔNG phải là ai đó khác.

Theo ý kiến của tôi việc làm “an toàn hơn” và “trả lương tốt hơn” không phải là chọn lựa tốt để chọn nghề nghiệp. Xin phân biệt khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm. Nghề nghiệp là cái gì đó bạn sẽ làm trong một thời gian dài, có thể là phần còn lại của cuộc đời của bạn. Việc làm là cái gì đó bạn làm bởi vì bạn được trả tiền. Bạn phải có đam mê cho nghề nghiệp của bạn thì mọi thứ sẽ đi theo. Nếu bạn không thích điều bạn làm, không thành vấn đề bạn làm ra bao nhiêu, không thành vấn đề an toàn là thế nào, cuộc sống của bạn sẽ không phải là cuộc sống hạnh phúc. Tôi đã thấy những người có việc làm tốt, lương tốt nhưng không hạnh phúc và họ đếm từng phút lúc làm việc, chỉ để ra về. Bạn vẫn còn trẻ, bạn có nhiều điều cần nhìn tới trong tương lai của bạn. Bạn không muốn bị mắc kẹt vào trong loại cuộc sống đó.

Tuy nhiên, nếu bạn quyết định chuyển sang CNTT, có vài khu vực cho những người không có nền tảng kĩ thuật mạnh nhưng vẫn có thể làm tốt. Thứ nhất, bạn có thể cần học môn về kĩ nghệ yêu cầu rồi bạn có thể làm việc như người phân tích doanh nghiệp. Việc làm này giải quyết với xây dựng mối quan hệ với khách hàng, hiểu nhu cầu của họ và làm tài liệu chúng thành các yêu cầu. Nếu bạn có kĩ năng mềm tốt như trao đổi, thương lượng, và trình bày, bạn có thể giúp được cho khách hàng hình dung ra cách cải tiến doanh nghiệp của họ bằng việc dùng CNTT và loại công nghệ nào họ sẽ cần.

Bạn có thể lấy môn học trong quản lí dự án phần mềm. Tôi khuyên rằng bạn học nhiều về cách tiếp cận Agile, đặc biệt phương pháp có tên “Scrum” vì nó là phổ biến nhất. Bạn có thể làm việc như “Thầy Scrum” để tạo điều kiện cho các cuộc họp tổ, loại bỏ chướng ngại và giải quyết vấn đề mà có thể làm sao lãng tổ khỏi việc đạt tới mục đích của họ. Thầy Scrum không phải là chức vụ kĩ thuật, bạn không phải là người lãnh đạo tổ nhưng làm việc như bộ đệm giữa tổ và những người từ bên ngoài tổ. Bạn phải học đủ về Agile để đảm bảo rằng qui trình scrum được dùng như dự định.

Bạn có thể xin vào học chương trình quản lí hệ thông tin (ISM) vì lĩnh vực này nhiều phần quản lí hơn là kĩ thuật. Nó có thể phù hợp cho nghề kinh doanh của bạn hơn các khu vực khác. Tất nhiên, khi bạn biết nhiều hơn về CNTT, bạn có thể thấy khu vực bạn muốn xây dựng nghề nghiệp của mình. Xin nhớ rằng CNTT là lĩnh vực lớn và phức tạp với nhiều vai trò và trách nhiệm. Bạn phải ở trong lĩnh vực đó trong nhiều năm để tìm ra điều bạn thích. Bạn biết nhiều người nghĩ CNTT là về lập trình và kiểm thử, điều này KHÔNG đúng. Viết mã và kiểm thử chỉ là phần nhỏ trong CNTT nhưng có nhiều thứ hơn. Trong toàn thể website của tôi, có nhiều bài báo về các vị trí khác nhau, các khu vực khác nhau, các việc làm khác nhau mà bạn có thể nghiên cứu.

Trong tình huống của bạn, kiếm việc làm bạn muốn, trong ngành công nghiệp bạn muốn và với lương bạn muốn có thể là câu chuyện khác. Trong bất kì trường hợp nào, bạn đều cần bản kế hoạch và bạn cần nghiên cứu thêm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem