Đổi nghề
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp quản trị kinh doanh ba năm trước và hiện thời làm việc cho một công ty nhỏ. Nó không trả lương nhiều và việc lại chán cho nên em đã từng nghĩ về đổi nghề sang cái gì đó khác tốt hơn. Vì năm ngoái em đã lập kế hoạch quay lại trường để có được bằng cấp khác nhưng em không chắc nghề nào sẽ là tốt hơn cho em? Xin thầy lời khuyên."
Đáp: Bạn phải ra quyết định riêng của bạn về nghề nào bạn muốn theo đuổi. Bằng việc nghĩ về đổi nghề nhưng không làm gì cả về nó thì chỉ phí thời gian quí báu của bạn. Đổi nghề là quyết định lớn yêu cầu bạn tiến hàng nghiên cứu riêng và giám sát xu hướng thị trường để nhận diện lĩnh vực học tập nào sẽ là tốt nhất cho bạn. Đây không phải là về tìm ra công ty nào đang cần thuê người để tìm được việc khác mà là về lấy thông tin về nghề mới, điều cho phép bạn tận hưởng và có tương lai tốt hơn. Đây không phải là về tìm việc vì bạn đã có việc rồi nhưng là tìm ra nghề nào sẽ là tốt nhất cho bạn.
Vì bạn biết việc làm hiện tại của bạn là không tốt cho bạn, bạn nên cẩn thận phân biệt giữa việc làm và nghề nghiệp để cho bạn sẽ không phạm phải cùng sai lầm lần nữa. Nếu bạn không hiểu bạn thực sự thích gì, đam mê của bạn là gì, bạn thích thú kĩ năng nào, và bạn quan tâm tới khu vực nào, làm sao bạn có thể ra quyết định tốt cho nghề nghiệp tiếp được?
Trở lại trường là ý tưởng hay nếu bạn muốn học cái gì đó mới nhưng đó là đầu tư về thời gian và tiền bạc cho nên bạn phải nghiêm chỉnh về điều đó. Bằng việc trở lại trường lần thứ hai, bạn phải tập trung vào học tốt để xây dựng kĩ năng của bạn. Bạn sẽ cần ai đó giúp bạn khi bạn trải qua quá trình này vì sẽ có lúc bạn cảm thấy muốn từ bỏ. Nói chuyện với bố mẹ hay họ hàng bạn những người có thể giúp bạn và động viên bạn khi bạn ngã lòng. Trong bước này, bạn không nên tự mình làm điều đó mà cần hỗ trợ.
Bạn cũng cần hiểu rằng nguyên nhân của thất nghiệp cao và kinh tế kém ngày nay là vì thế giới đang trải qua thời kì dịch chuyển nơi mọi thứ đều thay đổi nhưng phần lớn mọi người đã không điều chỉnh theo nó. Khủng hoảng tài chính được tạo ra bởi giám sát quản lí kém nơi những người được coi là phải giám sát nó đã không làm điều đó. Nó là kết quả của hệ thống phân cấp lỗi thời nơi không ai chịu trách nhiệm về bất kì cái gì và cứ chờ đợi ai đó ở trên đỉnh ra quyết định cho họ. Cùng điều đó đã xảy ra với thị trường nhà đất nơi quản lí cấp thấp không thể ra quyết định còn người mức cao nhất lại không biết cách tiến hành biện pháp sửa chữa. Chúng ta đang thấy cùng điều đó xảy ra với cuộc khủng hoảng hiện thời ở châu Âu, và chẳng mấy chốc nó sẽ lan sang các nước khác nữa. Bạn cần hiểu đây là lúc chọn lựa nghề tiếp của bạn thay đổi vì bạn phải tự hỏi mình “Cái gì sẽ là khu vực có nhu cầu cao tiếp mà mình có thể dựa vào đó để xây dựng nghề nghiệp của mình.” Nếu bạn phải đầu tư thời gian và nỗ lực vào bằng cấp khác, nó phải giúp cho bạn thăng tiến và tăng trưởng, không chỉ là tìm ra việc khác cho bạn.
Khi bạn tìm một khu vực mà có thể đáng quan tâm với bạn, bạn cần đi và nói chuyện với những người đang làm việc trong khu vực đó để biết thêm về việc làm của họ. Một số người có thể chia sẻ với bạn thông tin về công việc của họ nếu bạn biết cách hỏi. Tất nhiên mọi người có thể cho bạn ý kiến của họ nhưng họ không biết cái gì là tốt nhất cho bạn. Đây là chỗ bạn phải ra quyết định. Bạn phải quyết định cái gì là đúng cho bạn bởi vì bạn là người phải sống cùng nó.
Vấn đề ngày nay là với toàn cầu hoá và công nghệ thay đổi, mọi nước đều trải qua vấn đề kĩ năng khổng lồ do kết quả của hệ thống giáo dục không theo kịp với nhu cầu kĩ năng tăng lên, và nó cứ tồi tệ thêm. Có việc nổi lên trong nhu cầu về các kĩ năng cao hơn mà phần lớn các đại học đơn giản không thể giữ được nhịp độ. Cho nên bạn cũng phải lựa chọn đúng trường có đào tạo đúng bởi vì không phải mọi trường đều có thể dạy các kĩ năng được công nghiệp yêu cầu. Ngày nay công nghiệp không còn chăm lo tới việc bạn biết gì; công nghiệp chỉ chăm lo về bạn có thể làm gì với điều bạn biết. Vài năm trước đây, người tốt nghiệp đại học có thể có được việc làm tốt trong văn phòng hay cơ xưởng để kiếm đủ cho gia đình, cho con cái tới trường. Điều đó không còn có thể nữa vì vấn đề không phải là về tài chính kinh tế như được diễn đạt trong các lí thuyết kinh tế vĩ mô và vi mô mà là về cạnh tranh toàn cầu nơi thiếu hụt là trong việc hiểu về giáo dục và vai trò của giáo dục trong nền kinh tế tri thức.
Bằng việc trở lại trường bạn phải lựa chọn cái gì được cần và sẽ được cần, cái gì có nhu cầu cao ngày nay và ngày mai để cho bạn có thể xây dựng nghề nghiệp dài hạn. Bạn phải nghiên cứu; kiểm điểm cả thị trường địa phương và thị trường toàn cầu bởi vì rất có khả năng là bạn làm việc cho công ty toàn cầu. Tất nhiên không dễ dàng làm thay đổi nghề nghiệp. Bất kì thay đổi nào cũng là khó và yêu cầu chuẩn bị và lập kế hoạch nhưng với quyết tâm và dũng cảm, tôi nghĩ bạn sẽ làm tốt.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com