Đổi nghề/2
< Đổi nghề
Ngày nay, ít người làm việc trong một công ty suốt cả đời. Sớm hay muộn mọi người sẽ chuyển việc làm hay thậm chí xem xét đổi nghề. Đổi việc làm nghĩa là bạn vẫn làm cùng việc làm nhưng ở công ty khác. Chẳng hạn, công nhân phần mềm liên tục phát triển phần mềm nhưng ở công ty khác. Đổi nghề nghĩa là bạn làm việc khác ở công ty khác. Chẳng hạn một kế toán viên muốn đổi nghề sang phát triển phần mềm. Nhiều người phạm phải sai lầm khi đổi nghề đặc biệt nếu họ:
1) Săn đuổi theo tiền: Một số người đổi nghề đơn giản để làm nhiều tiền hơn. Có những việc làm hấp dẫn mọi người bởi vì lương cao nhưng có thể không phải là ý tưởng tốt mà săn đuổi chỉ mỗi tiền. Thành ngữ có câu “Tiền không mua được hạnh phúc.” Phần lớn mọi người làm thay đổi nghề với mục đích duy nhất để làm ra nhiều tiền hơn đều thấy điển hình họ không hạnh phúc hơn với nghề mới so với việc họ đã từng hạnh phúc với nghề cũ.
2) Ghét việc hiện thời của bạn: Nhiều người nghĩ bởi vì họ không thích việc làm của họ nên họ cần tìm nghề mới. ĐỪNG lẫn lộn việc làm của bạn với nghề nghiệp của bạn. Bạn có thể có vấn đề với ông chủ của bạn, hay công ty của bạn nhưng điều đó không có nghĩa là nghề của bạn là xấu. Bạn phải chắc rằng bạn không rời bỏ việc làm của bạn chừng nào bạn chưa có bản kế hoạch để tìm vị trí mới. Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải là bỏ việc của bạn mà không có việc làm mới.
3) Không lập kế hoạch nghề nghiệp mới: Sai lầm thông thường mà mọi người thường phạm phải là đổi nghề mà không có kế hoạch. Trong khi nghề mới có thể dường như lí thú, việc đổi nghề không phải đơn giản như chuyển việc làm. Nó yêu cầu bản kế hoạch để chuẩn bị kĩ năng của bạn cho nghề mới. Phần lớn mọi người làm việc đổi nghề mà không có kế hoạch thường gặp phải kinh nghiệm rất xấu. Trước khi chuyển nghề, bạn phải có bản kế hoạch chi tiết bao gồm đào tạo, tài chính, nghiên cứu về nghề mới v.v.
4) Chuyển nghề mà không có kĩ năng cần thiết: làm việc đổi nghề nghiêm chỉnh mà không có giáo dục cần thiết là một sai lầm nghiêm trọng. Để có đổi nghề thành công bạn phải tìm cách truyền kĩ năng bạn có trong nghề hiện tại sang nghề mới của bạn. Trong khi những kĩ năng chuyển được (kĩ năng mềm, trao đổi, v.v.) là quan trọng thì cần được đào tạo phụ để chuyển vào trong lĩnh vực nghề mới. Trước khi bạn rời nghề nghiệp hiện thời hãy tìm ra kĩ năng nào được yêu cầu để thành công trong nghề mới. Nghiên cứu giáo dục thêm, đào tạo, hay các chứng nhận mà sẽ giúp bạn trở thành có đủ tư cách.
5) Đổi nghề mà không thăm dò mọi khả năng: Bạn đừng bao giờ nhảy vào trong nghề mới mà không xem xét mọi khả năng. Bạn có thể nghĩ bạn biết đích xác nghề nào bạn muốn chuyển sang được yêu cầu nhưng không tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng bạn có thể phạm sai lầm. Bạn phải nói với những người trong nghề đó, và cân nhắc gặp gỡ với cố vấn nghề nghiệp trước khi bạn làm thay đổi nghề. Bạn càng học nhiều về các nghề khác nhau bạn càng được thông tin tốt hơn để đi tới chọn lựa nghề chung cuộc của bạn.
6) Đổi nghề bởi vì ảnh hưởng bên ngoài: Làm việc đổi nghề do sức ép từ bố mẹ hay vợ chồng là ý tưởng kém. Bạn có thể hạnh phúc được bao lâu trong nghề mà bạn không thích và nghề mà bạn chọn bởi vì ai đó ép bạn vào nó? Bạn có thể chấm dứt với việc ghét người đã ép bạn làm việc đổi nghề và bạn sẽ không hạnh phúc trong nghề mới của bạn.
7) Đổi nghề mà không có tự đánh giá: Một trong những cấu phần cốt yếu của thành công đổi nghề là đánh giá mối quan tâm riêng của bạn để biết bạn thích hay không thích cái gì. Làm đổi nghề mà không có tự đánh giá thích hợp có thể tạo ra nhiều vấn đề về sau. Bạn phải hiểu bạn thực sự thích thú làm cái gì để giúp bạn ra quyết định đổi nghề tốt. Một khi bạn đã ra quyết định đổi rồi, bắt đầu tìm ai đó làm thầy kèm cho bạn, ai đó có thể giúp bạn học thêm và giới thiệu bạn với các nhà chuyên nghiệp khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com